Trong Y Học Cổ Truyền Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính là gì

Trong y văn của y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh COPD, nhưng dựa vào những triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng của bệnh này như: ho, khặc đờm kéo dài, khó thở… thì có thể liên hệ bệnh này thuộc phạm vi các chứng như: “Đàm ẩm”, “ Khái thấu”, “Khái suyễn”… trong YHCT. Trong đó hai chứng “Khái thấu” và “Khái suyễn” thường được liên hệ nhiều hơn cả. Hai chứng này được nói đến rất sớm trong câu y văn cổ như “Hoàng đế nội kinh”, “Kim quỹ yếu lược”. Ví như trong sách “Tố vấn” – Ngũ thường kinh đại luận viết: “Kỳ phát khái suyễn, kỳ tang phế ở phế, phế dù hư hay thực đều có thể dẫn đến khái suyễn”. Trương Trọng Cảnh – một y gia nổi tiếng của Trung Quốc thời Đông Hán (thế kỷ II, III SCN), trong sách “Kim quỹ yếu lược” đã đưa ra nguyên tắc chữa chứng “Đàm ẩm” đó là “Bệnh chứng ẩn giả đường dĩ ôn dược”, ý muốn nói chữa chứng “Đàm ẩm” thường hay dùng các vị thuốc có tính ôn ấm để điều trị và đưa ra các loài thuốc cổ phương chữa chứng “Đàm ẩm” như: “Linh quế truật cam thang”, “Linh cam ngũ vị Khương tân thang”, Tuệ Tĩnh cũng đã viết trong “Nam dược thần hiệu” như: “trong khái thấu phế bị tổn thương, còn có thủy thấp ứ trệ”.
viêm phổi tắc nghẽn mạn tính

Viêm phổi tắc nghẽn mãn tính trong y học cổ truyền

Khái là ho có tiếng, mà không có đờm. Thấu là ho có đờm nhiều. Khái thấu là ho vừa có tiếng vừa có đờm. Trong thực tế lâm sàng nhiều khi rất khó phân ra giữa khái và thấu. Cho nên thường gọi chung là Khái thấu.

Đàm và ẩm là sản phẩm bệnh lý được hình thành do quá trình rối loạn chuyển hóa sinh tân dịch trong cơ thể. Đàm là chất đặc và đục, thuộc dương, ẩm là chất trong và loãng là thuộc âm. Sau khi hình thành, đàm và ẩm lại trở thành bệnh ho, theo khí đi đến các bộ phận gây ra chứng bệnh gọi là chứng “Đàm ẩm”. Suyễn là chỉ tình hình trạng khó thở mà nguyên nhân cơ bản do suy giảm chức năng của tạng phế và tạng thận. Khi khó thở kéo dài kèm theo ho và khạc đờm gọi là “Khái suyễn”, đây là chứng bệnh có biểu hiện lâm sàng rất gần với bệnh COPD.

Nguyên nhân gây bệnh Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính theo YHCT

Nguyên nhân của chứng Khái suyễn trong YHCT không ngoài 2 yếu tố:

Ngoại cảm: Ngoại cảm lục dâm xâm phạm vào phế, khiến cho phế khí không tuyên thông, thượng nghịch mà sinh ra chứng khái suyễn. Trong đó trước hết phải nói đến phong tà, tiếp đó là hàn, thấp, nhiệt và táo tà. Các tà khí kết hợp với nhau tạo nên nhiều thể bệnh như: phong hàn khái suyễn, phong nhiệt khái suyễn, ôn táo khái suyễn…
phổi tắc nghẽn mạn tính

Mức độ nguy hiểm bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Nội thương: Do nhiều yếu tố khác nhau như tiên thiên bất túc, ẩm thực thất điều, tình chí rối loạn, phòng dục và lao lực quá độ… làm rối loạn chức năng của các tạng phủ, đặc biệt là tỳ, phế, thận mà phát sinh ra chứng Khái suyễn . Ngoại cảm khái suyễn lâu ngày sẽ dẫn đến nội thương khái suyễn, đồng thời nội thương khái suyễn cũng sẽ làm chính khí suy, sức đề kháng cơ thể giảm sút, khiến cho ngoại tà xâm nhập vào cơ thể tạo ra ngoại cảm khái suyễn. Cuối cùng tạo thành vòng xoắn bệnh lý, ngoại cảm và nội thương xen kẽ với nhau, nhiều khi rất khó phân biệt.

Cơ chế sinh bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính theo Y Học Cổ Truyền

Cơ chế bệnh sinh chủ yếu của khái suyễn là do phế khí mất tuyên thông, đưa đến thượng nghịch, làm phát sinh các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở… Nhân khi thời tiết lạnh, hay thay đổi đột ngột, ngoại tà sẽ qua đường mũi hay bì mao xâm nhập vào cơ thể, tụ hội ở phế làm cho phế khí mất túc giáng, thất điều dẫn đến khái suyễn. Nếu lâu ngày không khỏi, phế khí hư, yếu, sẽ ảnh hưởng tới tỳ, thận. Vệ ngoại bất cố làm bệnh dễ tái phát, dần hình thành chứng khái suyễn chuyển nặng dẫn đến phế trướng.
viêm phổi tấc nghẽn mãn tính

Cách phân biệt bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính với bệnh hen suyễn

Tỳ là gốc của hậu thiên, tỳ hư thì không thực hiện được công năng vận hóa thủy cốc, khiến cho chất thanh khó thăng lên chất trọc khó giáng xuống, làm chất tinh vi của thủy cốc không thể lưu chuyển được bình thường, tụ lại mà hóa thành đàm. Đồng thời phế, thận là gốc của tiên thiên, thận dương không được ôn ấm, động lực giúp chuyển hóa tân dịch bị suy giảm mà ngừng lại thành đàm.Thận âm suy tổn hư hỏa ở hạ tiêu chưng bốc, hun đúc tân dịch, cũng tạo thành đàm. Đàm lưu trệ ở phế gây trở tắc khí đạo, dẫn đến phế khí tuyên giáng thất điều tạo nên các chứng khái suyễn.

Bởi vậy, người xưa nói: “Thận vi sinh đàm chi bản, tỳ vi sinh đàm chi nguyên, phế vi trữ đàm chi khí”, nghĩa là: thận là gốc của đàm, tỳ là nới sinh ra đàm, phế là nơi trữ đàm. Bên cạnh đó “Phế bất thường khái, tỳ bất thường cửu khái, thận bất thường bất suyễn”, nghĩa là: phế không bị tổn thương thì không ho, tỳ không bị tổn thương thì không thể ho kéo dài, thận không bị tổn thương thì không thể khó thở.

Tham gia vào cơ chế bệnh sinh của khái suyễn, còn phải nói đến 3 yếu tố bệnh lý là: đàm, hư và ứ. Đây là sản phẩm bệnh lý do rối loạn chức năng tạng phủ, đồng thời là những yếu tố trực tiếp hay gián tiếp gây bệnh. Tỳ hư hay thận hư đều sinh đàm, mặt khác không có thấp thì cũng không có đàm, thấp tà là nội nhân sinh đàm. Hỏa nội sinh có thể do táo nhiều từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, hoặc do hàn uất hóa hỏa, do tình chí rối loạn, ăn uống không điều độ… đều có thể kết hợp với đàm thấp, sinh ra đàm hỏa gây tắc trở phế lạc, khiến cho phế khí mất tuyên thông mà sinh bệnh.

Như vậy, khái suyễn là một bệnh mang tính chất hư thực thác tạp mà chủ yếu là bản hư tiêu thực (chính hư, tà thực) và chuyển hóa lẫn nhau. Ngoại cảm khái suyễn thuộc thực, nội thương khái suyễn thuộc hư. Bản hư là tạng phủ suy hư, mà chủ yếu là phế tỳ thận. Tiêu thực là đàm trệ, huyết ứ, hỏa uất, khí nghịch… mặt khác người xưa còn nói rằng “Kỳ tiêu tại phế, kỳ bản tại tỳ thận”, ý muốn nhấn mạnh tỳ thận hư, đặc biệt là thận hư là nhân tố bệnh lý trọng yếu trong bệnh khái suyễn.

Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính theo Y Học Cổ Truyền được chia thành các thể bệnh như sau:

Cho đến nay việc phân chia các thể lâm sàng của khái suyễn, còn chưa thống nhất.

Có tác giả chia thành 5 thể: Phong hàn, phong nhiệt, khí táo, đàm thấp và thủy ẩm.

Có tác giả chia thành 6 thể: Ngoại hàn, nội ẩm, đàm thấp, đàm nhiệt, ung phế, phế táo, phế tỳ hư và phế thận hư.

Có tác giả chia thành 7 thể: Phong hàn phạm phế, đàm nhiệt ủng phế, đàm trọc trở phế, hàn ẩm phạm phế, phế hư, tỳ hư và thận hư.

Có tác giả chia tới 10 thể: Phong hàn phạm phế, phong nhiệt phạm phế, ôn táo phạm phế, lãnh táo thương phế, đàm nhiệt ủng phế, đàm thấp uẩn phế, can uất phạm phế, phế ẩm khuynh hao, phế thận khí hư và ứ huyết khái thấu.

Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều nhất trí phân chia bệnh khái suyễn thành 2 giai đoạn, giai đoạn tái phát cấp tính (thực chứng) và giai đoạn hoãn giải hay ổn định.

Mọi thắc mắc về bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính vui lòng liên hệ tổng đài để được tư vấn hỗ trợ

Bạn nên xem thêm:

Tư Vấn 24/7
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon