Bệnh hen suyễn có bị lây không

Bệnh Hen suyễn hay hen phế quản vẫn là một vấn đề sức khỏe trên toàn Thế giới. Hen là một bệnh hô hấp mạn tính phổ biến đang có xu hướng gia tăng trong những thập niên qua, đặc biệt các nước có thu nhập thấp và trung bình và uớc tính sẽ ảnh hưởng đến khoảng 339 triệu người trên toàn Thế giới. Cần hiểu biết thật đúng đắn để có cái nhìn toàn diện hơn về căn bệnh này. Bài viết của Dược phẩm PQA trả lời cho bạn câu hỏi khi tiếp xúc với người bị bệnh hen suyễn liệu bạn có bị lây không?

Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn là một bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp gây ra các triệu chứng như khó thở, tức ngực, ho và thở khò khè. Hen suyễn gây ra tình trạng viêm và thu hẹp các ống phế quản, dẫn đến hạn chế luồng khí và khó thở.

Đường dẫn khí của phổi được bao quanh bởi các cơ và chứa các tuyến nhầy. Những cơ này thường được thư giãn, nhưng nếu bạn bị hen suyễn, chúng thường nhạy cảm và bị viêm.

Khi những người bị hen suyễn gặp phải các tác nhân kích thích , các cơ này phản ứng bằng cách thắt chặt hơn nữa, niêm mạc của đường thở sưng lên và đường thở có thể chứa đầy chất nhầy. Điều này làm cho việc thở rất khó khăn và dẫn đến các triệu chứng hen suyễn hoặc cơn hen kịch phát, còn được gọi là cơn hen suyễn .

Hiện không có cách chữa khỏi bệnh hen suyễn, nhưng nếu điều trị thích hợp, bệnh có thể được kiểm soát được.

Cơn hen suyễn là gì?

Chất kích thích là bất cứ thứ gì gây kích ứng đường thở của bạn. Hen suyễn do hai loại tác nhân gây ra. 

Hen dị ứng: gây ra các phản ứng dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng bao gồm những thứ như mạt bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng.

Chất khởi phát không dị ứng: thường là các chất gây kích ứng. Các tác nhân không gây dị ứng bao gồm những thứ như khói, không khí lạnh, một số chất gây ô nhiễm không khí, cảm xúc.

Tìm hiểu thêm về các loại tác nhân gây hen suyễn khác nhau và cách quản lý chúng.

Bệnh hen suyễn có lây không?

Bệnh hen suyễn không lây. Khi cha hoặc mẹ bị hen suyễn (hoặc dị ứng) không có nghĩa là bạn cũng sẽ mắc bệnh này. Nếu một hoặc cả hai cha mẹ của bạn bị hen suyễn hoặc bị dị ứng, nhiều khả năng bạn có thể sẽ mắc bệnh này. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn chính xác lý do tại sao lại như vậy.

Bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến hơn 4%-10% dân số các nước. Tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản tăng nhanh chóng tại nhiều nước từ năm 1980, trung bình từ 10% – 12% trẻ dưới 15 tuổi và 6% – 8% ở người lớn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ước tính có khoảng 250.000 người trên thế giới tử vong do bệnh hen. Hen phế quản có tỷ lệ tử vong tương đối thấp so với các bệnh mạn tính khác tuy nhiên hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến hen thường xảy ra ở những nước thu nhập thấp và trung bình. Nguyên nhân gây tử vong thường là do cơn hen phế quản nặng, hen phế quản ác tính hay do mắc bệnh kéo dài và tác dụng phụ của thuốc.

Các số liệu về tình hình dịch tễ học hen phế quản ở người trưởng thành Việt nam đã được công bố cho đến nay đều mới chỉ được thực hiện trên những phạm vi nhỏ nên chưa có tính đại diện cho quốc gia. Tại Việt Nam,  tỷ lệ mắc hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam là 4,1% nhưng chỉ có 29,1% trong số này được điều trị bằng liệu pháp dự phòng hen. Tỷ lệ mắc bệnh hen cao nhất là ở nhóm người trên 80 tuổi (11,9%), thấp nhất ở nhóm 21 – 30 tuổi (1,5%). Đây là số liệu được nêu trong Báo cáo “Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam năm 2010”

Hen phế quản là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên thế giới, cuộc sống hàng ngày khi tình trạng cơn hen không được kiểm soát. Người mắc bệnh hen phế quản có thể xuất hiện cơn khó thở nặng và gây tử vong ở bất kỳ thời điểm nào. Do ảnh hưởng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gây tăng ô nhiễm môi trường là  nguyên nhân chính làm căn bệnh này phát triển.

Do đó việc phát hiện sớm và kiểm soát hoàn toàn bệnh hen suyễn là giảm thiểu tình trạng tàn tật và tử vong liên quan đến hen phế quản. Mặc dù, bệnh hen phế quản  không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu kiểm soát tốt có thể giúp người bệnh có chất lượng sống tốt và 85% người bệnh tránh được tử vong.

Tại sao mọi người bị hen suyễn?

Nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã xác định một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh hen suyễn.

Lịch sử gia đình và di truyền

Con của những bà mẹ mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ bị hen suyễn cao gấp 3 lần và gấp 2,5 lần nếu người bố bị hen suyễn. Cho đến nay, hơn 30 gen có liên quan đến bệnh hen suyễn, và các tương tác gen – gen, tương tác gen – môi trường và các biến đổi biểu sinh cũng đóng một phần. Sự khác biệt về gen cũng đóng một vai trò trong sự khác biệt trong phản ứng với điều trị.

Dị ứng

Mọi người có nhiều khả năng bị hen suyễn nếu họ mắc một số loại dị ứng, những loại dị ứng này có thể ảnh hưởng đến mắt và mũi. Tuy nhiên, không phải ai bị dị ứng cũng sẽ bị hen suyễn và không phải ai bị hen suyễn cũng bị dị ứng. Dị ứng đường hô hấp và một số loại hen suyễn có liên quan đến một kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE), mà hệ thống miễn dịch tạo ra để đáp ứng với các chất gây dị ứng. Để bảo vệ cơ thể, IgE gây ra các phản ứng dị ứng có thể ảnh hưởng đến mắt, mũi, họng, phổi và da.

Sinh non

Trẻ sinh trước 37 tuần có nhiều nguy cơ mắc bệnh hen suyễn sau này trong cuộc đời.

Nhiễm trùng phổi

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể có nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn sau này nếu chúng mắc một số bệnh nhiễm trùng phổi ở độ tuổi rất sớm.

Tiếp xúc nghề nghiệp

Có hơn 200 chất bao gồm khí, phân tử bụi và khói và hơi hóa chất có thể gây ra bệnh hen suyễn tại nơi làm việc. Loại hen suyễn này được gọi là hen suyễn nghề nghiệp, và là nguyên nhân phổ biến của bệnh hen suyễn khởi phát ở người lớn.

Nội tiết tố

Phụ nữ có thể phát triển bệnh hen suyễn ở tuổi trưởng thành trong hoặc sau thời kỳ mãn kinh.

Môi trường Chất lượng không khí

Hút thuốc, khói thải và các chất dạng hạt trong không khí có thể liên quan đến việc gây ra bệnh hen suyễn.

Béo phì

Trọng lượng thêm xung quanh lồng ngực có thể chèn ép phổi và khiến bạn khó hít vào hơn. Mô mỡ tạo ra các chất gây viêm có thể ảnh hưởng đến phổi và ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn.

———————–

Tham khảo thêm: 

Bài viết của pqadongygiatruyen.com mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc điều trị, chẩn đoán y khoa

Tác giả: Trần Thu Hiền

———————–

Công ty cổ phần dược phẩm PQA

Địa chỉ: Thửa 99, Xã Tân Thành, Huyện Vụ Bản, TP Nam Định

Số điện thoại: 0912.760.377

Tư Vấn 24/7
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon