Hướng dẫn Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam (còn gọi là chảy máu mũi) rất hay gặp ở trẻ em, do mạch máu mỏng và sát với niêm mạc mũi. Mũi là nơi đưa lượng khí vào bên trong cơ thể nên mọi nguyên nhân làm thay đổi hoặc tổn thương khoang mũi đều dẫn tới chảy máu cam. Hiện tượng chảy máu cam diễn ra khá phổ biến, chính vì vậy các mẹ cần phải biết cách xử lý kịp thời khi trẻ bị chảy máu cam, tránh trường hợp lúng túng gây mất máu quá nhiều và hoảng sợ cho bé. Chảy máu cam nhiều liên tục hơn 2 lần/1 tuần thì cần phải đến cơ sở y tế để khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
>>> Chữa Chảy Máu Cam Bằng Đông Y

Khi trẻ bị chảy máu cam nguyên nhân thường do

Do va đập: Trẻ có thể chảy máu cam trong những lúc trẻ chơi đùa và cho những vật dụng, đồ chơi nỏ vào mũi, hoặc bị va đập vào các vật cứng như bàn, ghế,…

Do thời tiết: Độ ẩm không khí quá thấp cũng sẽ làm cho không khí quá khô, màng nhầy vách mũi trẻ cũng bởi vậy mà không còn đàn hồi, giảm độ co giãn và vô cùng nhạy cảm. Chỉ cần có sự chà xát nhỏ như khi bé hát hơi hay dụi mũi cũng có thể làm máu cam chảy. Cũng tương tự khi trời nóng, các mạch máu giãn nở, trẻ sẽ cảm thấy ngứa và có thể ngoáy mũi và làm vỡ mạch máu.

Thiếu Vitamin C: Có tác dụng bảo vệ trẻ đặc biệt chống lại các bệnh truyền nhiễm. Việc thiếu hụt vitamin C làm cho sức đề kháng của trẻ suy yếu, các cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp bị vi khuẩn truyền nhiễm tấn công, một phần gây tổn thương vùng mạch máu khiến trẻ bị chảy máu cam.

Viêm mũi: Viêm mũi thường làm cho các mạch máu, bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch mở rộng, do đó hệ thống mạch máu trong khoang mũi của trẻ cũng có những biến đổi nhất định nên dễ dàng gây ra chảy máu mũi khi có tác động nhẹ từ bên ngoài.

Nguyên nhân chính gây ra trẻ bị chảy máu cam

Trong trường hợp trẻ hay bị chảy máu cam nhưng không phải từ các nguyên nhân trên thì có thể trẻ đã bị bệnh lý về máu, như mắc bệnh hemophilie, xuất huyết giảm tiểu cầu hay viêm mũi. Khi đó, cần phải khám, xét nghiệm để điều trị chính xác.

Còn một nguyên nhân rất nguy hiểm nữa là u xơ vòm mũi họng. Đây là bệnh lý có thể gây tử vong và tai biến nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời; triệu chứng ban đầu là chảy máu cam, tái phát nhiều lần, số lượng máu chảy ngày càng nhiều.

Cách xử lý tại chỗ khi trẻ bị chảy máu cam

  • Trấn an, động viên và an ủi để trẻ không bị hoảng sợ khi nhìn thấy máu;
  • Để trẻ ngồi thẳng lưng và đầu ngả về phía trước để xác định bên mũi chảy máu. Chú ý người thực hiện sơ cứu không ngửa đầu trẻ vì sẽ gây chảy máu ngược lại hốc mũi, xuống miệng khiến trẻ khó chịu, bị sặc, ho, có thể bị nôn;
  • Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt 2 cánh mũi của trẻ vào vách ngăn mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, để trẻ thở bằng miệng, giữ trong khoảng 5 – 10 phút. Thao tác này giúp ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi, giúp máu ngừng chảy;

Các cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

  • Có thể chườm lạnh, đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má của trẻ hoặc cho trẻ ngậm một viên đá lạnh. Việc này giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu mũi. Tuy nhiên, chỉ áp dụng biện pháp này nếu trẻ đồng ý phối hợp
  • Cho trẻ uống thêm một chút nước mát để giảm căng thẳng và loại bỏ bớt mùi máu trong miệng;
  • Sau 10 phút giữ tay ở mũi thì thả tay ra, kiểm tra xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì thực hiện lặp lại các bước trên một lần nữa. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc co mạch tại chỗ nhỏ vào mũi để làm ngưng chảy máu theo hướng dẫn của bác sĩ (chú ý không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định);
  • Khi máu đã ngừng chảy, cho trẻ sinh hoạt lại như bình thường nhưng cần tránh các hoạt động mạnh hay tập thể dục thể thao.

Lưu ý: không ngửa đầu trẻ ra đằng sau trong lúc đang chảy máu vì như thế thì máu sẽ chảy xuống phía sau hốc mũi vào dạ dày, gây nôn. Nếu sau 20 phút mà máu trong mũi vẫn chảy thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế. Để phòng bệnh, cha mẹ nhắc trẻ không cậy mũi, tránh va đập mũi; cho trẻ ăn nhiều hoa quả, rau mát, uống nhiều nước, bổ sung thêm Vitamin C nhằm giúp cơ thể không bị nóng, bị khô niêm mạc.

Cách xử lý nên áp dụng hàng ngày khi trẻ bị chảy máu cam

Bài 1: Ngó sen tươi 40 g, móng giò lợn 1 cái. Ninh nhừ, ngày ăn một lần. Cách 2 ngày ăn lại. Làm liền như vậy 2 tuần lễ, là được. Cách này rất dễ làm, và tiện cho các trẻ nhỏ.

Xử lý khi trẻ bị chảy máu cam bằng ngó sen

Bài 2: Lá sen tươi 50 g, hoặc 20 g khô. Sắc uống. Để tăng tác dụng, cần đem lá sen sao cháy.

Bài 3: Lấy một nắm lá cây nhọ nồi, hoặc hai chiếc lá sen non, rửa bằng nước muối cho sạch, rang với một ít muội trôn nồi. Cho cả hai thứ vào một cái cối đã rửa sạch. Giã thật nhỏ, rửa sạch tay, vắt lấy nước cốt gạn trong để uống. Khi uống nên hòa vào một thìa nhỏ đường đỏ đánh tan.

Bài 4: Lấy vài ngọn bạc hà vò nát vắt nước nhỏ vài giọt vào lỗ mũi. Hoặc lấy 10g hạt nhãn, gọt hết phần vỏ đen quanh hạt nhãn, sấy khô, tán bột. Lấy tăm bông chấm bột hạt nhãn rắc vào lỗ mũi. Ngoài ra, có thể cho uống bột sắn dây pha đường và chanh, hay dùng 15g táo tàu ninh với móng giò (1 chiếc) mỗi ngày ăn một lần (ăn cả nước và cái).

Cách xử lý triệt để khi trẻ bị chảy máu cam bằng đông y

Y Học Cổ Truyền cho rằng, chảy máu cam là do nguyên nhân “huyết nhiệt” gây ra “huyết nhiệt sinh phong”, tức cơ thể ở trạng thái nhiệt sẽ làm cho “bức huyết vong hành”, tức là gây xuất huyết; mà trong trường hợp này là xuất huyết ở mũi. Do vậy mà Y Học Cổ Truyền thường sử dụng các vị thuốc và phương thuốc mang tính lương huyết, chỉ huyết, kèm với bổ huyết để điều trị chứng bệnh này.

Sản phẩm ứng dụng từ đông y là cách xử lý triệt để khi trẻ bị chảy máu cam

Bằng ứng dụng thực tiễn cùng với nghiên cứu chuyên sâu bài thuốc trong đông y. Công ty cổ phần dược phẩm PQA sản xuất ra sản phẩm PQA Chỉ huyết với các vị thuốc cầm máu như: trắc bách diệp, nhọ nhồi, hòe hoa.

Thanh nhiệt: Giúp giải nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể.

Lương Huyết: Làm mát dòng máu, hết nóng trong người.

Chỉ huyết: cầm máu tự nhiên.

Chia sẻ của bệnh nhân sử dụng thành công để xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Mọi thắc mắc về bệnh chảy máu cam xin liên hệ:

Công ty cổ phần dược phẩm PQA

Địa chỉ: Thửa 99, xã Tân Thành, Huyện Vụ Bản, TP Nam Định

Hotline: 0912.760.377 – 0386.243.559

———————————————

Bạn nên tham khảo thêm:

Công ty dược phẩm PQA được thành lập năm 2011 bởi Dược sĩ Vũ Thị Phương. Với khát vọng cống hiến, nghiên cứu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm là dược phẩm nguồn gốc ứng dụng từ bài thuốc để lại trong Đông Y.

Với nỗ lực khát khao trong công cuộc chữa bệnh cứu người, bằng nghiên cứu sáng tạo, công thức khác biệt, tạo ra sản phẩm hữu hiệu hỗ trợ điều trị bệnh parkinson ở Việt Nam, hỗ trợ cách chữa hen suyễn triệt để, hỗ trợ điều trị cao huyết áp bằng đông y, hỗ trợ chữa chuột rút bằng đông y, hỗ trợ cách chữa chảy máu mũi…hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, tiêu hóa khác. Dược phẩm PQA tạo ra vô vàn các kì tích trong việc chữa bệnh được nhiều bệnh nhân trên khắp cả nước biết đến.

Tư Vấn 24/7
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon