Lá muồng trâu trị táo bón

Muồng trâu là thực vật thân nhỡ, chiều cao trong khoảng 1.5 – 3m. Thân cây dạng gỗ mềm, đường kính từ 10 – 18cm. Lá kép lông chim, có khoảng 8 – 14 đôi lá chét và dài từ 30 – 40cm. Lá chét có hình trứng, đầu và gốc lá đều tròn. Cặp lá chét đầu tiên (tính từ phía cuống) có kích thước nhỏ nhất và cách cặp lá chét thứ 2 xa hơn so với khoảng cách giữa các cặp lá chét tiếp theo.

lá muồng trâu trị táo bón

Cây muồng trâu và ứng dụng chữa bệnh

Lá chét càng xa thì kích thước càng lớn, có thể rộng 5 – 6cm và dài 12 – 14cm. Hoa mọc thành cụm có nhiều bông, dài khoảng 30 – 40cm và có màu vàng sẫm hoặc vàng nâu nhạt. Quả hình hạt đậu, rộng 15 – 17mm và dài 8 – 16cm, bên trong có khoảng 60 hạt nhỏ.

>>> Lá hẹ chữa táo bón

Lá muồng trâu trong Y Học Cổ Truyền

Trong Đông y, cây lá muồng trâu đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giúp lợi tiểu, nhuận tràng, kháng khuẩn, chống viêm,… Đây là loại thảo dược mọc dại ở nhiều nơi, dễ phát triển, dễ thu hái nhưng đem lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.

lá muồng trâu trị táo bón

Lá muồng trâu và ứng dụng trong Y học cổ truyền

Công dụng: Sát trùng, lợi tiểu, nhuận tràng, giải nhiệt và chỉ dương (giảm ngứa). Khi sao vàng, dược liệu có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, nhuận gan và tiêu thực.

Chủ trị: Thấp chẩn (chàm), viêm da thần kinh, hắc lào, da vàng, viêm gan, táo bón, đờm nhiều, phù thũng, dị ứng và nấm da.

Trong Y học cổ truyền, muồng trâu có hai công dụng chính là chữa bệnh ngoài da và làm thuốc nhuận tràng.

Cách dùng Lá muồng trâu trị táo bón

Lá muồng trâu còn được sử dụng trong các bài thuốc giúp mát gan; dùng cho những người thường xuyên bị táo bón, bị ngứa (do nóng gan, do táo bón kinh niên gây ra)… Để dùng làm thuốc, lấy lá muồng trâu tươi giã nát lấy nước uống, nhưng người ta thường dùng lá khô để sắc lấy nước dùng, hoặc phơi khô, tán thành bột rồi làm thành từng viên để dành sử dụng. Đơn giản nhất là phơi khô lá, rồi xay, rây lấy bột, mỗi ngày dùng 2 – 6g bột.

lá muồng trâu trị táo bón

Lá muồng trâu những bài thuốc trị táo bón

Bài 1:  Trị táo bón Lá muồng trâu 20g, đun với 1 lít nước. Uống 1 cốc trước khi đi ngủ.

Bài 2: CHÚT CHÍT MUỒNG TRÂU TÁN

Rễ chút chít (củ); 400gLá muồng trâu: 200g

Chủ trị: Táo bón thuộc nhiệt.

Cách dùng, liều lượng:

Các vị phơi sấy khô, tán bột mịn.

Trẻ em tuỳ tuổi mỗì lần uổng 6 – 12g, ngày uống 1 – 2 lần.

Người lớn mỗi lần uống 12 – 20g, ngày uống 1 -2 lần.

Hãm với nước sôi, gạn bỏ bã, uống vào lúc đói.

Lá muồng trâu trị bệnh ngoài da

Với bệnh ngoài da, người ta dùng lá muồng trâu còn tươi đem giã nát để bôi vào những chỗ bị lác đồng tiền, hắc lào trên cơ thể.

– Trường hợp bị nấm ngoài da, dị ứng da: Lá muồng trâu sắc đậm đặc dùng để tắm, hoặc đắp thẳng lên da hay biến chế thuốc dán từ lá đắp trực tiếp lên da.

Lá muồng trâu trị bệnh ngoài da

Ngoài ra có thể sử dụng 5 – 20g cuống lá và quả khô (không hạt), ngâm trong 1 lít nước đun sôi, uống 1 tách vào buổi tối.

Một số nơi người ta cũng có thể xay lá trong nước ấm và bào chế như kem dùng vào nơi bị ngứa kích ứng 3 – 4 lần/ngày.

Lưu ý khi dùng lá muồng trâu trị táo bón

Khi dùng cây muồng trâu để chữa bệnh, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

Thận trọng khi dùng dược liệu cho phụ nữ mang thai.

Dược liệu muồng trâu có tác dụng nhuận tràng do đó có thể gây tiêu chảy khi dùng cho người có tỳ hư hàn (đau bụng đi ngoài, lạnh bụng).

Không nên dùng dược liệu trong một thời gian dài.

Hợp chất trong cây muồng trâu có thể tương tác với một số viên uống và thuốc điều trị. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định phối hợp.

———————————-

Bạn nên tham khảo thêm:

———————————-

Tư Vấn 24/7
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon