PHÉP CỐ SÁP 1 Trong 15 Phép Chữa Bệnh Đông Y

Ngày nay chúng ta càng thấy rõ vai trò của Đông Y trong chữa trị bệnh bên cạnh nền y học hiện đại. Xu hướng quay về phương đông biểu hiện sự ích lợi trong chữa bệnh của Đông y và y học cổ truyền dân tộc, cũng như nó cũng rất thiết dụng, gần gũi, tiện lợi với người dân Việt Nam. Phép cố sáp là 1 trong 15 phép chữa bệnh theo nguyên tắc của Y học cổ truyền chúng ta cùng xem.

Phép cố sáp trong y học cổ truyền là như thế nào ?

Cố là kiên cố, là bền chặt lại. Cố tễ chữ nho nghĩa là thuốc bền chặt tinh khí vậy. Ví dụ như:

– Ho lâu gây nên suyễn và khí tiết ở trên, nên bền chặt củng cố cái phối lại.

– Di lâu thành chứng lâm mà tinh thoát ra ở dưới, nên củng cố bền chặt thận. Tiểu thủy (đái) không cầm được nên củng cố bền chặt bàng quang. Đại tiện không cầm được nên bền chặt tạng ruột.

– Mồ hôi tiết ra không ngừng nêu bền chặt da lông, máu tiết ra không ngừng nêu bền chặt doanh vệ.

phép cố sáp

Phép cố sáp trong đông y

– Do lạnh nhà tiết tả nên bền chặt lại bằng nhiệt. Do nóng mà tiết ra nên bền chặt bằng hàn. Tóm lại ở trên ở phần biểu nên bền chặt khí, ở dưới ở trong đều nên bền chặt tinh, song hư thì có thể cố bền chặt lại, chứ thực thì không thể cố được, bệnh lâu thì có thể cố, bệnh đột ngột không thể cố được, nên bền chặt (cố) lại mà không bền chặt thì kho biển cũng khô kiệt, không nên cố mà cố thì đó là đóng cửa cho kẻ trộm ở trong nhà vậy.

Sáp là: Không trơn sáng, sáp sít khó di.

Sáp tễ là: Sách nói “sáp có thể trừ thoát” như mẫu lệ long cốt chẳng hạn.

Nguyên lý phép cố sáp

Cơ thể người hư yếu dễ thấy chứng thoát. Khí thoát thì làm cho mồ hôi ra, di tả di nịch. Huyết thoát thì làm ra tràng phong băng hạ. Tinh thoát thì làm ra tinh chảy xương mềm, đều nên dùng thuốc chữa, sáp, ấm, bình để làm cho sáp sít lại , để thu những cái hao tan rồi thêm sâm, kỳ, quy, địa hoàng, quy giáp (mai rùa) lộc giác để bổ đầy chặt vào đến như thoát dương nhìn thấy qủi, thoát âm thì mắt mờ, đó là “thần thoát”. Cách cõi chết không xa không thuốc nào chữa được.

phép cố sáp

Nguyên lý phép cố sáp trong y học cổ truyền

Nói tóm lại, phàm hễ dùng thuốc thu liễm cố sáp làm thuốc chủ yếu để chữa khí huyết tinh dich hao tan, hoặc hoạt thoát thì đều thuộc về thuốc cố sáp như sách nói “sáp có thể bền chặt sáp sít cái thoát đi, cái mất đi”. .

Chủ trị tự đổ mồ hôi, ra mồ hôi trộm, di tinh, hoat tinh, tiểu tiện không cầm, băng huyết lậu máu, khí hư, ruột hư hoạt thoát, cùng với ho lâu không ngừng … đều phải dùng thuốc cổ sáp, khi dùng phần nhiều cùng thuốc bổ ích phối hợp cùng dùng. Khi mới mắc bệnh không nên dùng thuốc cố sáp, hoặc khi thấy xuất hiện chứng hậu đờm đục thịnh ở trong người lại càng phát kiêng dùng. Qua kinh nghiệm và ngày nay sử dụng thường chia thuốc cố sáp ra làm 5 loại, thầy thuốc phải biết phép cố sáp này để khi lâm chứng sử dụng,

Năm loại trong phép cố sáp.

1- Muốn ngừng ra mồ hôi như tự ra mồ hôi trộm hay ra mồ hôi chân tay, mồ hôi dầu. xưa thường dùng phép cố biểu, tức bền chặt phần biểu cơ thể con người.

2- Muốn chữa di tinh, đái dầm, người già đái đêm nhiều lượng nhiều thường dùng phép cố thận tức là bền chặt thận

3- Muốn chữa phụ nữ băng huyết, lậu huyết, không ngừng ra khí hư năm sắc, xanh đỏ trắng vàng đen, thường phải dùng phép cố bằng chỉ đới, tức là cố sáp băng huyết không cho ra máu mạnh, ngăn ngừa không cho khí hư ra.

4- Muốn chữa bệnh đi lỵ lâu tổn thương dương, lỵ lâu tổn thương âm, đi tả lâu trơn tuột tự chảy ra không giữ được, hoặc cứ canh 5 thì đi tả, đó là phép sáp tràng cô thoát, tức là làm xít ruột lại không cho tự chảy ra.

5- Phép thu liễm phế ngừng ho để chữa người họ lâu, hao tổn tân dịch có thể dẫn đến cơ thể khô kiệt, gầy hào, vong âm vong dương.

Tư Vấn 24/7
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon