Bệnh viêm giác mạc Ở Trẻ Em bao lâu khỏi

Giác mạc là lớp mô mỏng trong suốt nằm phía trước nhãn cầu, là bộ phận tiếp xúc với ánh sáng đầu tiên, cho phép ánh sáng đi qua giúp mắt nhìn thấy. Viêm loét giác mạc là khi giác mạc bị trầy và bị nhiễm trùng gây phản ứng viêm. Đây là một bệnh rất nguy hiểm vì có thể để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, lồi mắt cua, thủng nhãn cầu, thậm chí là đánh mất một phần hoặc toàn bộ thị lực. Bệnh viêm giác mạc ở trẻ em thường chữa và điều trị trong thời gian bao lâu thì khỏi sẽ được làm rõ ở phần bên dưới của bài viết.

Nguyên nhân viêm giác mạc ở trẻ em

Viêm giác mạc do chấn thương

Rách, xước giác mạc, dị vật tác động. Trong chiến tranh tác nhân có thể là những mảnh nhỏ, chất độc hoá  học…Trong thời bình: phoi tiện, bụi đá mài, hạt thóc, cọng rơm, bỏng hoá chất… Chấn thương mở đường cho vi sinh vật xâm nhập vào tổ chức giác mạc, gây tổn thương hoại tử tổ chức. Có thể kể vào đây cả yếu tố sang chấn giác mạc do lông xiêu, lông quặm, sạn vôi…

Viêm giác mạc do bị vi khuẩn xâm nhập

Gặp nhiều nhất, đôi khi gây ra loét mà không rõ tiền sử sang chấn trước đó. Các loại vi khuẩn hay được nhắc tới là: tụ cầu (vì sự phổ biến của nó), trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu (do tính chất nguy hiểm của hai loại vi khuẩn này)

Viêm giác mạc do virus và các nguyên nhân khác

Virus adeno ban đầu gây viêm kết mạc cấp, nếu sau 7-10 ngày chưa khỏi thì dễ gây tổn thương giác mạc (viêm giác mạc chấm nông). Virus herpes gây viêm giác mạc là mặt bệnh rất khó điều trị. Viêm loét giác mạc do nấm ít gặp nhưng cũng là mặt bệnh mà việc điều trị còn khó khăn và dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Bệnh Viêm giác mạc ở trẻ em thường chia làm 2 loại

Viêm giác mạc chấm nông (viêm loét giác mạc)

Viêm giác mạc chấm nông là một tình trạng viêm nông lớp biểu mô của giác mạc. Nguyên nhân thường do siêu vi Adenovirus gây ra sau một trường hợp đau mắt đỏ. Cũng có thể do siêu vi Herpes Simplex gây ra sau một đợt cơ thể giảm sức đề kháng hay hở mi.

Viêm giác mạc sâu (viêm nhu mô)

Viêm giác mạc sâu (viêm nhu mô) có vùng tổn thương nằm trong nhu mô, đó là những vết đục trắng có thể phân bố rải rác (viêm giác mạc đốm dưới biểu mô do virus) hoặc thành đám rộng (viêm giác mạc hình đĩa do zona, do herpes).

Một đặc điểm của những tổn thương loại này là giác mạc không bắt màu thuốc nhuộm. Cắt đèn khe thấy giác mạc dày lên rất nhiều về phía sau ở vùng viêm hình đĩa với những nếp gấp của màng Descemet và nhiều chấm tủa ở mặt sau giác mạc.

Đây là một trong những tổn thương nguy hiểm vì có thể gây giảm thị lực và dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Mắt.

Bệnh viêm giác mạc ở trẻ em bao lâu khỏi

Viêm giác mạc chấm nông là một tình trạng viêm nông lớp biểu mô của giác mạc. Nguyên nhân thường do siêu vi Adenovirus gây ra sau một trường hợp đau mắt đỏ. Cũng có thể do siêu vi Herpes Simplex gây ra sau một đợt cơ thể giảm sức đề kháng hay hở mi.

viêm giác mạc bao lâu khỏi

Bệnh viêm giác mạc ở trẻ em thường bao lâu sẽ khỏi

Do đó khi có viêm giác mạc chấm nông nên dùng thêm thuốc kháng virus như Acyclovir dạng uống, và dạng thuốc mỡ thoa mắt. Thời gian dùng thuốc thường khoảng 7-10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Để điều trị dứt điểm cần khoảng thời gian khá dài, với viêm giác mạc mãn tính có thể tái đi tái lại theo chu kì bị kéo dài nhiều năm.

Nếu bệnh cũng tái phát, bạn có thể áp dụng phác đồ điều trị phòng ngừa với thuốc uống kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.

Để phòng ngừa tái phát, bạn cũng nên đeo kính che chắn mắt thường xuyên khi đi ra ngoài. Không nên làm việc quá sức, tránh thức đêm kéo dài. Khi mắt có cảm giác xốn cộm, khó chịu phải đi khám mắt ngay để có hướng xử lý sớm.

Triệu chứng viêm giác mạc thường thấy ở trẻ em

Khi mắt của bạn xuất hiện các dấu hiệu sau, hãy nhanh chóng đến các phòng khám mắt hoặc Bệnh viện chuyên khoa mắt để chẩn đoán bệnh kịp thời:

triệu chứng viêm giác mạc

triệu chứng điển hình bệnh viêm giác mạc

Khó chịu, mỏi mắt, có cảm giác có dị vật trong mắt

Đau nhức âm ỉ trong mắt, cảm giác mắt nóng rát

Chói mắt, sợ ánh sáng

Chảy nước mắt nhiều

Mắt đỏ, cảm giác nhìn mờ

Đục giác mạc, vùng trung tâm giác mạc thường xuất hiện những đốm trắng

Sưng nề mi mắt, khó mở mắt

Nhiều ghèn, dử mắt màu trắng vàng hoặc vàng.

———————————-

Bạn nên tham khảo thêm:

———————————-

Tư Vấn 24/7
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon