Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?

Bệnh hen là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hẳn được, nhưng nếu điều trị đúng, có thể kiểm soát được hoàn toàn, có nghĩa là người bệnh hen hầu như không có hoặc rất ít triệu chứng, sinh hoạt, làm việc học tập bình thường, chức năng phổi bình thường hoặc gần bình thường.

Dẫn lời:

PGS.TS.BS. Nguyễn Viết Nhung (Chủ tịch Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam)

ThS.BS. Vũ Văn Thành (Uỷ viên Ban Thường vụ Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam)

Bệnh hen suyễn có thể chữa khỏi được không?

Hen suyễn là bệnh mạn tính và cơn hen có thể trở lại nếu không điều trị dự phòng tốt, điều này có nghĩa là bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn. Và dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể dễ dàng kiểm soát nếu bệnh nhân tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

ảnh

h3

Mục tiêu kiểm soát hen suyễn hiện nay bao gồm 6 mục tiêu chính: Không có biểu hiện của hen, không nhập viện, không cấp cứu, không dùng thuốc cắt cơn, không nghỉ việc, không nghỉ học.

Một số trường hợp bệnh hen có thể tự khỏi được nhờ diễn tiến tự nhiên của bệnh

Thường là xảy ra ở thể bệnh hen khởi phát từ bé.

Bệnh hen khởi phát ở trẻ em thường tự giới hạn và có tiên lượng tốt hơn là hen khởi phát vào tuổi trưởng thành.

▪ 1⁄2 trường hợp trẻ em khởi phát bệnh hen vào tuổi nhỏ, người ta thấy có đến hết hẳn triệu chứng vào tuổi trưởng thành.

▪ 1⁄4 trường hợp bệnh hen chỉ ở mức nhẹ – bậc 1 chỉ cần tránh các yếu tố kích phát cơn hen là có thể kiểm soát tốt bệnh.

▪ 1⁄4 trường hợp là vẫn còn triệu chứng hen nặng vào tuổi trưởng thành.

Từ 10 tuổi trở đi nếu diễn tiến tốt các triệu chứng hen sẽ nhẹ và thưa dần đi. Tuy nhiên người trưởng thành có tiền sử bị hen từ bé vẫn có nguy cơ bị mắc hen trở lại nhiều hơn người không có tiền sử hen từ bé.

Hen suyễn những nguy cơ tiềm ẩn

Trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen suyễn, chi phí điều trị trung bình 500 USD cho mỗi người/năm. Tính riêng tại nướ ta hiện có hơn 4 triệu người mắc bệnh hen (chiếm khoảng 5% dân số) với chi phí điều trị trung bình 301 USD/người/năm và ít nhất 3.000 người tử vong do bệnh hen suyễn mỗi năm.

ảnh

h3

Đáng báo động là tình trạng trẻ mắc hen suyễn hiện không ngừng gia tăng, có 6 – 8% số trẻ dưới 4 tuổi đang phải “chiến đấu” với căn bệnh này hàng ngày. Học sinh nội thành có gần 13% mắc hen.

Mặc dù hen suyễn là bệnh lý rất phổ biến và gây ra nhiều hệ lụy nhưng người bệnh thiếu kiến thức về bệnh lý và cách phòng bệnh, đánh giá thấp biểu hiện và mức độ nguy hiểm của hen suyễn, còn thiếu những thông tin cập nhật cần thiết.

Người bệnh chưa ý thức được việc chữa hen suyễn chủ yếu phải điều trị dự phòng kiểm soát bệnh chứ không phải là chữa cắt cơn. Hơn 60% số người bệnh lạm dụng thuốc cắt cơn, không có thói quen dùng điều trị dự phòng khiến bệnh ngày càng có xu hướng nặng lên, cơn hen tái đi tái lại dù đã dùng thuốc cắt cơn.

Đặc biệt nhiều người bệnh còn kỳ vọng vào việc điều trị “dứt điểm”, “hoàn toàn”, khỏi 100% mà không biết rằng, hen suyễn là căn bệnh mạn tính, cơn hen có thể trở lại nếu không điều trị dự phòng tốt.

Mục tiêu của điều trị kiểm soát hen phế quản

Để kiểm soát được bệnh, về phía người bệnh cần kiểm soát triệu chứng và giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc. Bản thân người bệnh cũng có thể xác định được nguyên nhân kích phát cơn hen của mình qua quan sát mối liên quan giữa các yếu tố môi trường và triệu chứng của bệnh.

  • Xác định và tránh các yếu tố khởi phát cơn hen suyễn. Khi xác định được nguyên nhân, tránh tiếp xúc hoặc loại bỏ nguyên nhân là phương pháp tối ưu để điều trị hen phế quản.
  • Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên
  • Theo dõi các triệu chứng và hoạt động

Thông thường, các bác sĩ sẽ kê thuốc cắt cơn khi có đợt cấp kèm theo thuốc điều trị dự phòng. Điều trị dự phòng trong hen phế quản rất quan trọng, thuốc được dùng lâu dài, có khi kéo dài hàng năm. Các bác sĩ sẽ đánh giá đáp ứng thuốc tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng hen phế quản của người bệnh để quyết định tăng hay giảm liều thuốc điều trị. Ngoài ra bạn có thể dự phòng hen bằng bài thuốc đông y.

Các phương pháp điều trị hen suyễn tự nhiên

Các loại thảo mộc, vitamin và thực phẩm bổ sung: Một số bằng chứng nguồn đáng tin cậy chỉ ra rằng bổ sung magiê và dầu cá có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người bị bệnh hen suyễn. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung vitamin D có thể làm giảm các cuộc tấn công, nhưng nghiên cứu này chưa kết luận.

ảnh

h3

Các thực hành vận động cơ thể, chẳng hạn như mát-xa: Những thực hành này có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm lo lắng , có thể hữu ích cho những người nhận thấy rằng căng thẳng gây ra các triệu chứng của họ.

Kỹ thuật thở: Thực hành thở có thể làm giảm tần suất cơn hen suyễn, giúp giảm tình trạng phụ thuốc vào thuốc cắt cơn nhanh.

Mặc dù các phương pháp tự nhiên có thể phổ biến, nhưng không có nhiều bằng chứng khoa học để chứng minh rằng chúng có tác dụng. Ngoài ra, tất cả các phương pháp điều trị, đặc biệt là những phương pháp điều trị tương đối không được kiểm soát, có thể có những rủi ro liên quan.

Thay đổi lối sống giúp phòng bệnh hen suyễn tốt hơn

Thay đổi lối sống có thể giúp mọi người kiểm soát bệnh hen suyễn hiệu quả hơn. Các hành động tích cực bao gồm:

  • bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc để tránh gây căng thẳng không cần thiết cho hệ hô hấp.
  • Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả để giúp giảm viêm và ngăn ngừa các cơn hen suyễn, đồng thời bảo vệ tim mạch.
  • sử dụng các sản phẩm tẩy rửa an toàn hơn để hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • làm việc với bác sĩ để xây dựng một chế độ tập thể dục an toàn nhằm hỗ trợ và tăng cường cơ thể và giảm căng thẳng.
  • giảm căng thẳng thông qua thư giãn, thiền định và các phương pháp tự nuôi dưỡng khác.
  • duy trì cân nặng vừa phải, điều này có thể giúp kiểm soát các triệu chứng dễ dàng hơn.

Các tác nhân gây hen suyễn là những yếu tố có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn của một người trở nên tồi tệ hơn hoặc gây ra một cơn hen suyễn. Những người bị hen suyễn nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ra chúng hoặc hoàn toàn tránh chúng, nếu có thể. Các kích hoạt phổ biến bao gồm:

  • khói thuốc lá
  • ô nhiễm không khí từ ô tô, xe tải, các hạt và ôzôn
  • phấn hoa
  • chất gây dị ứng từ mạt bụi, gián, động vật gặm nhấm, mèo và chó
  • hóa chất tẩy rửa
  • một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin
  • cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên khác
  • căng thẳng cảm xúc

———————————-

Bài viết của pqadongygiatruyen.com chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế cho chuẩn đoán và điều trị y khoa.

Tác giả: Trần Thu Hiền

———————————-

Công ty cổ phần dược phẩm PQA

Địa chỉ: Thửa 99, Xã Tân Thành, Huyện Vụ Bản, TP Nam Định

Số điện thoại: 0912.760.377 – 0386.243.559

Tư Vấn 24/7
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon