Thuốc chữa ho là những thuốc làm hết hay làm giảm cơn ho. Nguyên nhân gây ra có nhiều, nhưng đều thuộc phế vì vậy khi chữa ho phải lấy chữa phế là chính. Ho và đàm có quan hệ mật thiết, các thuốc chữa ho có tác dụng trừ đàm hay ngược lại những thuốc trừ đàm có tác dụng chữa ho.
Những bài thuốc dân gian có tác dụng chung:
– Chữa ho: do đàm ẩm hay nhiệt tà, phong tà phạm vào phế khí bị trở ngại gây ho
– Chữa hen suyễn khó thở
– Trừ đờm
Do nguyên nhân gây ra ho có tính chất hàn, nhiệt khác nhau nên thuốc ho được chia làm 2 loại:
– Ôn phế chỉ khái : Ho do lạnh dùng các vị thuốc tính ôn để chữa.
– Thanh phế chỉ khái : Ho do sốt dùng các thuốc tính mát lạnh để chữa
Khi sử dụng bài thuốc dân gian chữa ho nên chú ý mấy điểm sau:
– Các loại thuốc ho hay giảm ăn, chỉ sử dụng khi cần thiết
– Nên có sự phối hợp thuốc : nếu ho do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt thì kết hợp với thuốc phát tán phong hàn hay phong nhiệt; nếu ho do nội thương âm hư gây phế tác dụng với thuốc bổ âm, đàm thấp dùng thuốc kiện tỳ vv…
– Loại hạt: Hạnh nhân, tô tử, la bạc tử nên giã nhỏ trước khi sắc; hoặc lá có lông như tỳ bà diệp nên bọc vải sắc.
Cấm kỵ khi sử dụng thuốc đông y chữa ho:
– Những người đi ỉa lỏng không dùng hạnh nhân
– Bệnh sởi lúc bắt đầu mọc hay đang mọc ban, không được dùng thuốc chữa ho, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc mọc ban và dễ thành biến chứng.
II. BÀI THUỐC DÂN GIAN GIÚP ÔN PHẾ CHỈ KHÁI:
Bài thuốc dân gian ôn phế chỉ khái để chữa các chứng ho do lạnh mà đờm lỏng dễ khạc, mặt hơi nề, sợ gió rêu lưỡi trắng trơn, tự ra mồ hôi. Nguyên nhân gây ra do ngoại cảm phong hàn hay kèm theo ngạt mũi, khản tiếng; do nội thương hay gặp ở người già dương khí suy kém thấy chứng ho ngày nặng, đêm nhẹ, trời ấm thì đỡ, trời lạnh thì tái phát.
1. Bài thuốc dân gian ứng dụng từ hạnh nhân (Là nhân của hạt quả mơ):
* Tính vị quy kinh: vị đắng tính ấm vào kinh phế, đại trường
* Tác dụng: chữa ho, long đờm, nhuận trường
* Ứng dụng lâm sàng :
– Làm thông phế, bình suyễn dùng đối với bệnh viêm phế quản, ho, khí quản suyễn tức.
Dùng bài hạnh tô tán. Hạnh nhân 8g, tô diệp, cát cánh, chỉ xác, trần bì, bán hạ, gừng mỗi thứ 8g, phục linh, tiền hồ mỗi thứ 12g, táo 5 quả sắc uống.
Nhuận tràng thông tiện, dùng cho các chứng đường tiêu hóa khô ráo, đại tiện bí do tân dịch không đủ
Liều dùng: 4 – 12g/ ngày, người tỳ vị hư không dùng
2. Bài thuốc từ cây Bách bộ (Là rễ của cây bách bộ).
Bách bộ là vị thuốc được dùng từ lâu trong dân gian để chữa bệnh. Bách bộ mọc hoang ở nhiều vùng miền núi.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, đắng, tính hơi ấm vào kinh phế.
Tác dụng: nhuận phế chỉ khái, sát trùng
Ứng dụng lâm sàng :
Thanh phế, chữa ho, dùng trị ho do phế nhiệt, đờm nhiệt, bình xuyễn dùng để điều trị hen suyễn, còn có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác để chữa viêm màng phổi, tang bạch bì 12g, cỏ chỉ thiên, mỗi thứ 12g, lá tre 20g, thanh bì, chỉ xác, hông hoa, đào nhân mỗi thứ 8g, hoặc chỉ có thể chữa ho có sốt, miệng khát, dùng tang bạch bì, tì bà diệp mỗi thứ 12g. Sắc uống Lợi niệu, tiêu phù, dùng cho bệnh thủy thũng, tiểu tiện khó khăn (dùng trong bài ngũ bì ẩm) hoặc dùng tang bì 20g, đậu đỏ 40g.
Liều dùng: 4- 24g rửa sạch ủ mềm rút lõi thái mỏng phơi khô (dùng sống), tẩm mật sao vàng ( dùng chín) có thể nấu thành cao lỏng.
3. Bài thuốc dân gian từ cây La bặc tử (Lai phúc tử).
La bạc tử là hạt của cây cải củ sao
Tính vị quy kinh: Ngọt, tính bình vào kinh phế, tỳ.
Tác dụng: hóa đàm giáng khí, kích thích tiêu hóa, lợi niệu.
Ứng dụng lâm sàng :Hóa đàm giáng khí, kích thích tiêu hóa, lợi niệu.
Chữa hen suyễn do lạnh, có nhiều đờm.
Chữa đầy bụng, trướng bụng không tiêu do ăn quá nhiều thịt
Lợi niệu, chữa đái đục, phù thũng, bí đái.
Liều dùng: 6 – 12g/ ngày ( sao, đập vỡ nhỏ)
4. Bài thuốc dân gian từ Bạch quả:
Bạch quả là dùng quả cây bạch quả
Tính vị quy kinh: Cây ngọt, tính bình và
Tác dụng: liễm phế bình suyễn
Ứng dụng lâm sàng: Chữa ho, hen suyễn, cầm ia chảy, đi niệu, chữa ra khí hư
Liều dùng: 6 – 12g/ ngày
5. Bài thuốc từ cây Cát cánh:
Cát cánh là rễ của cây cát cánh
Tính vị quy kinh: Đắng, cay, hơi ấm vào kinh phí
Tác dụng: ôn phế tán hàn, chỉ khái, trừ đàm, trừ mủ
Ứng dụng lâm sàng:
– Ôn phế tán hàn, chỉ khái, trừ đàm chữa cảm mạo phong hàn .
– Tuyên phế do cảm phải phong hàn gây phế khí bị ngưng trệ thành các chứng:ho ngạt mũi, khản tiếng, đau họng, tức ngực.
– Chữa ho và long đờm
– Tiêu viêm, làm bớt mủ, áp xe phổi, các vết thương ngoại khoa nhiễm khuẩn (dùng ngoài).
Liều dùng: 6 – 12g/ ngày ( dùng ngoài lượng nhiều theo yêu cầu).
III. BÀI THUỐC DÂN GIAN GIÚP THANH PHẾ CHỈ KHÁI
Do táo nhiệt làm tổn thương phế khí gây ra ho, đàm tính, ho khan, mặt đỏ, miệng khát, đại tiện táo, người sốt, khó thở, lưỡi vàng dày, mạch phù sác.
Hay gặp ở bệnh viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi vv…
1. Bài thuốc dân gian ứng dụng từ Tang bạch bì (Là vỏ rễ cây dâu).
Khi dùng phải cạo sạch vỏ ngoài.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính hàn vào kinh phế
Tác dụng: Chữa ho lợi niệu cầm máu
Ứng dụng lâm sàng :
Thành phế, chữa ho dùng trị ho do phế nhiệt, đờm nhiệt, bình suyễn, dùng để điều trị hen suyễn còn có thể phối hợp với vị thuốc khác để chữa viêm màng phổi. Tang bạch bì 12g, cây chỉ thiên, mỗi thứ 12g, lá tre 20g, thanh bì, chỉ xác, hông hoa, đào nhân mỗi thứ 8g. Hoặc có thể chữa ho có sốt, miệng khát, dùng tang bạch bì, tỳ bà diệp mỗi thứ 12g. Sắc uống.
Lợi niệu, tiêu phù, dùng với thủy thũng, tiểu tiện khó khăn (dùng trong bài ngũ bì ẩm) hoặc dùng tang bạch bì 20g, đậu đỏ 40g.
Cầm máu do sốt gây chảy máu: nôn ra máu, ho ra máu, sau đẻ sản dịch ra nhiều. Hoạt huyết chữa sung huyết, đau do ngã
Liều dùng: 4 – 16g/ ngày (dùng sống hay sao mật)
Những trường hợp không dùng: Người ho do phế hàn
2. Bài thuốc từ Tỳ bà diệp (Là lá cây nhót tây)
Tính vị quy kinh: vị đắng, tính bình vào 2 kinh phê, vị
Tác dụng: Thanh phế nhiệt, vị nhiệt, hạ khí giáng nghịch, chỉ khát
Ứng dụng lâm sàng:
– Thanh phế chỉ ho, có tác dụng thanh phế nhiệt, dùng tỳ bà diệp 20g, tô tử 20g, sắc uống dùng để chữa ho do cảm mạo, phong hàn, do đờm nhiệt nhiều, khí suyễn.
– Thanh vị ngưng nộn, dùng đối với vị nhiệt, buồn nôn, giải khát, phối hợp với lô căn, trúc nhự.
* Liều dùng: 8- 16g/ ngày
Những trường hợp không dùng: những người ho do hàn và vị hàn không nên dùng. Khi dùng cần bỏ sạch các lông mịn, nhỏ ở phía sau mặt lá, nếu không khi sắc lông nó thôi ra làm kích thích cổ họng và gây ho.
3. Mã dâu linh trong bài thuốc chữa ho:
Mã dâu linh là quả cây mã dâu linh, họ mã dâu linh
Tính vị quy kinh: cay, đắng, tính hơi lạnh vào kinh phế đại tràng
Tác dụng: thanh phế khí, chỉ khái, bình suyễn
Ứng dụng lâm sàng :
– Thành phế chỉ khái : ho có sốt do viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng
– Chữa cơn đau dạ dày do viêm (dùng mã dâu linh đem sao đen uống). Liều dùng: 4 – 8g ngày