Nóng trong người hay Nội Nhiệt

Nóng trong người hay nội nhiệt đây không được coi là bệnh lý, vì vậy dễ khiến người ta chủ quan, xem nhẹ. Nếu để tình trạng này kéo dài à ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cơ thể, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày.

Nóng trong người được hiểu như thế nào

Nóng trong còn gọi là nội nhiệt, là tình trạng cơ thể luôn cảm thấy khó chịu, hay bị ra mồ hôi ở tay chân, nổi nhiều mụn nhọt, mất ngủ về đêm. Nóng trong không phải là vấn đề nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể mất sức đề kháng, dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, tiết niệu, nội tiết tố thay đồi…

Biểu hiện của bệnh nóng trong người

Nóng trong người không gây nguy hiểm, nhưng nó nhiều biểu hiện gây khó chịu như:

Nổi mụn, nổi mề đay

Một trong các chức năng của gan chính là thanh lọc độc tố và đào thải muối mật. Nhưng khi chức năng này bị suy yếu hay quá tải sẽ dẫn đến việc tích tụ lại độc tố trong gan và cơ thể, sau đó độc tố sẽ xâm nhập qua da gây kích ứng da và nổi mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa. Các nốt này thường xuất hiện trên mặt hoặc các vùng khác như lưng, tay chân. Hiện tượng nổi nhiều rôm xảy hay thấy ở các bé bị nóng trong người.

ảnh

Màu da thay đổi

Nóng trong khiến chức năng gan giảm, sắc tố mật bilirubin (theo wikipedia) trong máu không được chuyển hóa và bài tiết ra khỏi cơ thể. Điều này khiến bilirubin bị tích tụ lại trong cơ thể, máu và làm da chuyển sang màu vàng. Da càng vàng cho thấy bilirubin càng nhiều. Da thường vàng ở các vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân, lưỡi, kết mạc mắt.

Nóng bất thường

Bên cạnh sự thay đổi màu da, việc nhiệt độ cơ thể thay đổi cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh nóng trong người. Lúc này, bạn thường xuyên cảm thấy bụng dạ nóng nực, khó chịu một cách bất thường, kể cả khi thời tiết đang mát mẻ.

Quầng thâm ở mắt

Nếu thấy xuất hiện những biểu hiện mỏi mắt và quầng thâm quanh mắt cũng có thể là dấu hiệu bạn bị nóng trong.

ảnh

Hơi thở có mùi hôi

Gan bị tổn thương cũng sẽ sản sinh nhiều ammonia gây ra hơi thở có mùi khó chịu cho bạn. Trừ những trường hợp bị hở van dạ dày hoặc do vệ sinh cá nhân kém, bạn có thể kiểm tra bằng cách: Cho tay đặt trước miệng, thở ra và thử ngửi mùi hơi thở của mình, nếu thấy hiện tượng hơi thở nóng hoặc hôi thì bạn đang bị nóng trong người

Ra mồ hôi gan bàn tay, gan bàn chân

Với người bị nóng trong người lòng bàn tay, lòng bàn chân thường xuyên đổ mồ hôi gây khá nhiều khó chịu.

Thay đổi màu phân và nước tiểu

Phân và nước tiểu là những dấu hiệu thay đổi dễ nhận biết nhất khi bạn mắc các vấn đề về gan. Nếu nước tiểu chuyển màu vàng, phân bạc hơn chứng tỏ bạn đang bị nóng trong người. Trừ những nguyên nhân do những đồ ăn, đồ uống

Môi đỏ, căng và hơi khô

Môi căng rát, nứt nẻ do cơ thể khô, thiếu nước cũng có thể là biểu hiện của nóng trong người. Nóng trong người nổi mẩn đỏ trên da một phần hoặc toàn cơ thể.

ảnh

Lở miệng, chảy máu chân răng, chảy máu cam

Một trong những biểu hiện thường thấy khi bị nóng trong người là tình  trạng nhiệt miệng, chảy máu chân rẳng, nặng hơn là tình trạng chảy máu cam. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài có thể dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Đau đầu khó ngủ về đêm

Những nguyên nhân gây khó ngủ trong người có thể do mệt mỏi, suy nghĩ, những tác động của môi trường. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân gây khó ngủ có thể do nóng trong người. Hãy tới bác sĩ để khám khi thấy các biểu hiện khó ngủ bất  thường.

Kém ăn, chán ăn

Khi chức năng gan suy kém, cơ thể sẽ kém hấp thu chất dinh dưỡng, hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém. Cơ thể sẽ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, gầy gò, ăn nhiều cũng không tăng cân. Có thể bạn đã bị nóng trong người.

Biểu hiện trễ kinh, chậm kinh ở phụ nữ

Người bị nóng trễ kinh nóng nhiệt thường cảm thấy da khô, nóng rát, mệt mỏi và khó chịu, bụng đau tức. Điều này làm ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng, trứng không thể rụng đúng chu kỳ bình thường.

Nguyên nhân gây nóng trong người

Có nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất là do chế độ ăn uống ko hợp lý như ăn quá nhiều thịt và các loại chất đạm khác, hoặc uống ít nước…

Nguyên nhân nóng trong người theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền “Âm hư sinh nội nhiệt”, nóng trong người là do âm hư bởi các nguyên nhân sau: nội nhân – do chức năng hoạt động của các tạng phủ yếu không thể thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa, gan và thận suy yếu nên các chức năng thanh lọc không đủ sức giải độc làm độc chất bị tích tụ lại, và chính những độc tố này tạo nên nóng trong người.

ảnh

h4

Và do ngoại nhân như: sử dụng nhiều loại hóa chất (uống thuốc trong quá trình điều trị bệnh); uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá; ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt hoặc là các chất quá nhiều năng lượng – chính năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể; uống quá ít nước không đủ làm mát cơ thể và gây khô táo trong người; làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người.

Nóng trong người có tác hại gì?

Nóng trong người là nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể, làm dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa; nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập phần huyết, gây chứng huyết nhiệt có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch.

– Suy yếu hệ miễn dịch nên dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa.

– Thiếu và mất nước quá nhiều dẫn đến tiểu ít, rối loạn chất điện giải, urê huyết cao gây co giật, hôn mê, nặng nhất là nhiễm độc thần kinh có thể gây tử vong.

– Thâm nhập phần huyết (gây chứng huyết nhiệt), dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch…

Tác hại nóng trong người theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền giải thích khá rõ cơ chế sinh bệnh này, bằng hiện tượng “Tích nhiệt ở đâu, gây bệnh ở đó” như sau:

  • Nhiệt tích nhiều ở phế: sẽ gây hiện tượng chảy máu cam.
  • Nhiệt tích nhiều ở gan: sẽ gây hiện tượng nổi mẩn ngứa, mề đay, dị ứng, hoặc men gan cao. Nặng có thể là bệnh huyết áp cao
  • Nhiệt tích nhiều ở tỳ, vị: sẽ gây hiện tượng nhiệt miệng, phồng rộp miệng lưỡi, hôi miệng. Ví dụ, bệnh nhân bị đau dạ dày lâu năm thường hay kèm nhiệt miệng, phồng rộp miệng lưỡi, hơi thở có mùi khó chịu.
  • Nhiệt tích nhiều ở tâm: sẽ gây hiện tượng tim hồi hộp, đánh trống ngực, mất ngủ, khó vào giấc ngủ, ngủ trằn trọc, không ngon giấc.
  • Nhiệt tích nhiều ở đại tràng: sẽ gây bệnh táo bón. Nặng hơn là gây chảy máu đại tràng ( Hiện tượng tiên báo trước của bệnh Trĩ).
  • Nhiệt tích nhiều ở thận: bệnh nhân thấy bứt rứt, nóng trong người, nước tiểu vàng đỏ, hay vã mồ hội…

Biến chứng khi để nóng trong người tích tụ lâu ngày

– Chảy máu cam: phần lớn là do “huyết nhiệt” gây ra “huyết nhiệt sinh phong”, tức cơ thể ở trạng thái nhiệt sẽ làm cho “bức huyết vong hành”, tức là gây xuất huyết, mà trong trường hợp này là xuất huyết ở mũi.

– Men gan cao: phần lớn là do can khí uất kết, uống nhiều thuốc tây, gan nóng nhiệt.

ảnh

h3

– Táo bón: Là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh thuộc đường tiêu hóa là trạng thái đại tiện phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, thường gặp ở những người nóng nhiệt, viêm đại tràng, trĩ..

– Nhiệt độc lâu ngày còn có nguy cơ thâm nhập phần huyết (gây chứng huyết nhiệt) có thể dẫn đến sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn thành mạch.

– Thiếu tân dịch, mất nước quá nhiều còn có thể dẫn đến tiểu ít, rối loạn chất điện giải, urê huyết cao gây co giật, hôn mê, nặng nhất là nhiễm độc thần kinh có thể gây tử vong.

Hạn chế tình trạng nóng trong người

Nóng trong người xuất hiện chủ yếu do nguyên nhân ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng. Do đó điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt là biện pháp ưu tiên

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí cho người nóng trong

Người nóng trong nên bổ sung nhiều rau củ quả có tính mát, giàu vitamin để thanh nhiệt, tăng đề kháng cho cơ thể, bổ sung chất xơ, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.

Anh

H4

Uống nhiều nước giúp người nóng trong điều hòa nhiệt độ cơ thể, làm mát, cung cấp nước cho quá trình bài tiết chất thải khỏi cơ thể.

Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ khó tiêu, gây nóng trong.

Sử dụng các món ăn thanh nhiệt, mát trong mùa hè như canh mướp thịt băm, canh bầu, bí, canh rau ngót,….

Uống trà, nước uống thanh nhiệt như trà hoa cúc, trà sen, nước rau má, nước đậu đen,….

Đồ ăn cay nóng khiến cơ thể bị nóng trong người. Nên hạn chế đồ ăn cay nóng.

Chế độ sinh hoạt khoa học

Người bị nóng trong nên sinh hoạt điều độ, không thức khuya, hạn chế stress, căng thẳng.

Vận động thường xuyên để điều hòa hệ tiêu hóa, tránh tích tụ độc tố trong cơ thể.

—————————–

Bài viết của pqadongygiatruyen mang tính chất tham khảo, không thay thế cho điều trị y khoa

Tác giả: Dược sĩ Thu Hiền

Hotline: 0912.760.377 – 0386.243.559

——————————

Tư Vấn 24/7
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon