Yoga Chữa Bệnh Hen Suyễn

Theo các chuyên gia, yoga đã được chứng minh có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện các triệu chứng hội chứng ruột kích thích cũng như bệnh trầm cảm. Ngoài ra, yoga còn cải thiện nồng độ insulin và glucose trong máu, cải thiện giấc ngủ, giảm khó chịu khi mang thai và làm giảm cơn đau lưng, tăng sức chịu đựng cho những người bị bệnh tim cũng như bệnh hen suyễnbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Không chỉ vậy, yoga còn tác động đến tình trạng sức khỏe theo nhiều cách. Ví dụ như mang lại cảm xúc tích cực hơn, tăng cường sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, từ đó dẫn đến cải thiện tâm trạng, giấc ngủ, sinh lý… Nếu bạn tham gia các khóa học tập thể, yoga còn thúc đẩy sự tương tác xã hội.

Yoga chữa bệnh hen suyễn và bệnh về xương khớp

Yoga chữa bệnh về cơ bản là một hệ thống tự điều trị. Theo quan điểm yoga thì bệnh tật, những rối loạn trong cơ thể là kết quả của những thói quen xấu, của sự thiếu kiến thức đúng đắn có liên quan đến nếp sống cá nhân, của chế độ ăn uống không phù hợp.

Do sự mất cân bằng nội tại nên một số chức  năng của cơ thể bị giảm sút nhanh hoặc từ từ. Quá trình điều trị bằng yoga gồm 3 bước: Chế độ ăn uống phù hợp; tập luyện yoga thích hợp và có kiến thức đúng đắn về những vấn đề liên quan đến cuộc sống cá nhân.

yoga chữa hen suyễn

Yoga và công dụng chữa bệnh hen suyễn và bệnh về xương khớp

Chế độ ăn uống: Tùy theo tính chất của bệnh và điều kiện của người bệnh mà có chế độ ăn uống phù hợp. Chế độ ăn uống chung nhất của hầu hết bệnh nhân chữa bệnh bằng phương pháp yoga là hoa quả, rau tươi, bánh mì và một số loại đậu. Cách tốt nhất trong yoga là ăn chay, nhưng với những người không ăn chay thì có thể ăn cá và gan. Cần loại bỏ các loại thịt lợn, thịt bò và thịt gà ra khỏi khẩu phần ăn.

Dù khẩu phần ăn như thế nào, đều phải tuân theo một nguyên tắc cơ bản là ăn chậm, chỉ ăn 85% khả năng ăn của mình. Buổi tối ăn trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng đồng hồ, tránh uống nước trong khi ăn, không ăn thức ăn nóng, nướng, rán và gia vị. Không dùng quá 1 hoặc 2 tách cà phê hoặc trà trong một ngày và nếu có thể thì bỏ hẳn cà phê và trà, bỏ thuốc lá và tránh dùng rượu.

Cách tập luyện yoga: Người bệnh tập luyện yoga theo tình trạng bệnh và điều kiện sức khỏe của mình. Đa số trường hợp chỉ cần luyện tập đều đặn một số tư thế (Asana) là đủ. Trong một số bệnh cụ thể thì tập luyện Pranayama (thở kết hợp Asana) là cần thiết để đem lại kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, sự tập trung tư tưởng, trạng thái tĩnh tâm cũng giúp cho việc tập yoga hiệu quả cao hơn.

Bệnh nhân phải căn cứ vào bệnh tình và thể lực của mình mà thực hiện các Asana. Thực hiện những Asana phù hợp thì thấy khỏe lên và bệnh tình thuyên giảm. Khi đó thực hiện các Asana tốt hơn, thậm chí thực hiện được cả các Asana khó hơn mà lúc đầu tưởng như không thể làm được.

Những hiểu biết cần thiết khi tập yoga để chữa bệnh hen suyễn và bệnh khác

Thời  gian tập luyện: Tốt nhất là nên tập vào buổi sáng sớm, trước khi ăn sáng hoặc vào thời gian thích hợp nhưng phải sau ăn từ 2-4 giờ hoặc nửa giờ sau khi uống nước. Hàng ngày nên cố gắng tập vào một thời gian nhất định. Tập ít nhất 5-6 ngày trong một tuần sẽ thấy bệnh chuyển biến. Chỉ nên tập yoga một lần trong 24 giờ, trừ trường hợp đặc biệt có thể tập nhiều hơn theo chỉ dẫn. Người ta cũng có thể chia thời gian tập làm 2 lần trong ngày cách nhau khoảng 8 giờ. Mỗi ngày tập tối thiểu 15 phút cũng có thể thỏa mãn để duy trì sức khỏe.
yoga chữa bệnh hen suyễn

Bài tập yoga chữa bệnh hen suyễn

Có thể tập luyện yoga trong mùa đông nhiều hơn mùa hè. Thời gian tối đa trong mỗi lần tập vào mùa đông không quá 45 phút, mùa hè không quá 30 phút.

Có sự khác nhau về thời gian như trên là do tác động của thời tiết đối với cơ thể.

Địa điểm: Tập trên sàn nhà phẳng, không nên tập ở trên giường. Dùng thảm yoga là tốt nhất. Nếu không có thảm yoga thì có thể dùng chiếu mềm thay thế và trải trên nền nhà. Chỗ tập yoga cần sạch sẽ thoáng mát, mùa hè có thể dùng quạt nhưng mùa đông cần tránh quạt và gió lùa.

Sự yên tĩnh: Phải giữ được sự yên tĩnh trong khi tập yoga, không nói chuyện, không hoạt động trí óc và không nghe nhạc. Sự yên tĩnh giúp giữ được năng lượng cũng như sự tập trung trong tập luyện.

Nghỉ ngơi: Có 2 hình thức nghỉ là nghỉ ngắn trong khoảng 6-8 giây được thực hiện giữa 2 vòng của một Asana hoặc giữa một Asana này với một Asana khác. Thường nghỉ bằng 2 lần hít thở tại thời điểm hoàn thành một vòng Asana. Nghỉ dài được thực hiện ở thời gian cuối cùng của bài tập. Nguyên tắc chung là dành ¼ thời gian luyện tập cho thư giãn. Ví dụ nếu tập yoga trong 20 phút thì thời gian thư giãn là 5 phút. Thư giãn tốt nhất là ở tư thế Xác chết (Shava Asana). Sau khi tập xong, bạn nằm trên nền nhà, nhắm mắt, cơ thể thả lỏng, thở đều và tập trung tư tưởng vào một chỗ nào đó của cảnh đẹp thiên nhiên như mảnh vườn, công viên hoặc sườn đồi, có cảm giác như đang thở không khí trong lành ở một nơi nào đó đã từng biết, tư tưởng thoải mái không còn vấn vương việc gì nữa.

Quần áo: Nên mặc quần áo tập yoga chuyên dụng và đơn giản khi tập. Nên mặc quần áo mỏng, nhẹ, co giãn, thấm hút mồ hôi.

Tắm rửa: Việc có tắm trước và sau khi tập yoga hay không là tùy ý mỗi người. Nhưng nếu sau khi tập mà muốn tắm nước nóng thì phải đợi 15 phút.

Bệnh nhân nữ tránh tập yoga trong lúc có kinh nguyệt và trong giai đoạn đầu (trước tháng thứ 4) của thời kỳ thai nghén. Phụ nữ có thai (sau tháng thứ 4) có thể tập yoga dưới sự chăm sóc và hướng dẫn của chuyên gia yoga.

Lưu ý khi tập Yoga chữa hen suyễn và bệnh khác

Giống như bất kỳ phương pháp luyện tập nào khác, yoga có thể hữu ích với người này nhưng chưa chắc đã phát huy tác dụng với người khác, nhất là khi tập sai nguyên tắc hoặc với đối tượng hay cường độ không thích hợp.
yoga chữa hen suyễn

Lưu ý khi tập yoga chữa bệnh hen suyễn và bệnh khác

Khi tập yoga, tất cả các khớp xương, cột sống và cơ thể đều phải vận động theo những tư thế khó khăn hơn bình thường. Nếu người tập yoga vận động sai tư thế thì sẽ không chỉ ảnh hưởng tới cơ bắp mà còn ảnh hưởng tới các khớp xương, thậm chí có ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hoá, tuần hoàn…

Cơ thể mỗi người được cấu tạo khác nhau, khả năng trí tuệ cũng như năng lực tập trung ý chí cũng không hề giống nhau, do đó các bài tập yoga cần được chỉ dẫn riêng biệt cho từng người. Chẳng hạn, tư thế “cây nến” không thích hợp với người bị đau lưng, bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu. Có nhiều người gấp gáp tập luyện do muốn đạt hiệu quả nhanh hoặc tự tăng thời gian tập luyện gấp đôi nên sau một thời gian bị rơi vào tình trạng quá phấn khích. Hậu quả dẫn đến mất ngủ, tâm trạng bồn chồn, hay la mắng, cáu gắt…

Trong trường hợp người tập đã đi tới cảnh giới cao nhất của việc tập luyện yoga, có nghĩa là có thể tác động sâu tới tiềm thức, hệ thống thần kinh của bản thân nhưng sau đó do một sai sót nào đó mà không thể trở lại trạng thái bình thường được thì có thể dẫn đến những tác hại khôn lường như trầm cảm, ám ảnh, tẩu hoả nhập ma, bệnh thần kinh…

Yoga cũng không thích hợp với trẻ nhỏ và thiếu niên dưới 15 tuổi, vì bản tính của trẻ em là tò mò hiếu động và luôn thích tìm hiểu, không thể và không nên ép các em vào trong môi trường tĩnh lặng hoàn toàn của yoga. Như vậy sẽ thu hẹp môi trường sống, làm giảm khả năng tiếp xúc, thậm chí thu hẹp khả năng phát triển toàn diện của trí não và cơ thể.

Tốt nhất, khi quyết định tập luyện yoga cần phải có sự tham vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ, phải theo hướng dẫn cụ thể, chỉ bảo cặn kẽ của các nhà chuyên môn để đạt được hiệu quả tối đa và tránh những sai lầm đáng tiếc.

——————————————–

Bạn nên tham khảo thêm:

———————————————

Công ty cổ phần dược phẩm PQA

Địa chỉ: Thửa 99, Xã Tân Thành, Huyện Vụ Bản, TP Nam Định

Số điện thoại: 0912.760.377 – 0386.243.559

Công ty dược phẩm PQA được thành lập năm 2011 bởi Dược sĩ Vũ Thị Phương. Với khát vọng cống hiến, nghiên cứu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm là dược phẩm nguồn gốc ứng dụng từ bài thuốc để lại trong Đông Y.

Tư Vấn 24/7
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon