Viêm cầu thận cấp tính, Bài thuốc cổ truyền điều trị viêm cầu thận

Viêm cầu thận cấp tính là một bệnh được mô tả trong phạm vi chứng phù thũng (thể dương thủy của y học cổ truyền).

Do cảm nhiễm phải phong tà, thủy thấp, thấp nhiệt làm phế khí không thông điều thủy đạo, tỳ không vận hóa thủy thấp, thận không khí hóa bàng quang gây thủy dịch bị ứ lại sinh ra chứng phù thũng.

I. ĐIỀU TRỊ VIÊM CẦU THẬN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Trên lâm sàng thường phân loại các thể bệnh và cách chữa như sau:

2.1. Viêm cầu thận Do phong tà (phong thủy)

Thường gặp viêm cầu thận cấp do lạnh, do viêm nhiễm

– Triệu chứng: Phù mặt và nửa thân người trên, sau đó phù toàn thân, thấy kèm theo biểu chứng, gai sốt rét, rêu lưỡi trắng, dày, tiểu tiện ít, mạch phù.

– Phương pháp chữa: tuyến phế phát hãn là chính, lợi niệu.

Bài thuốc: việt tỳ thang gia giảm

Ma hoàng 12g                Thạch cao 20g               Gừng 6g

Bạch truật 12g               Cam thảo 2g                  Sa tiền 16g

Mộc thông 8g                 Đại táo 12g                              Quế chi 6g

Ngày sắc uống 1 thang Châm cứu: Châm các huyệt Ngoại quan, Liệt khuyết, Âm lăng tuyền, Khí hải, Phục lưu, Túc tam tý, Hợp cốc

2.2. Viêm cầu thận Do thủy thấp.

Hay gặp viêm cầu thận bán cấp

– Triệu chứng: Phù toàn thân, đi giải ít, sốt nhẹ, rêu lưỡi trắng dầy, mạch trầm hoãn hoặc đới sác. .

– Phương pháp chữa: thông dương lợi thấp (ôn thông hóa khí, kiện tỳ trừ thấp lợi niệu).

Bài thuốc: Ngũ linh tán

Trạch tả 12g                  Bạch truật 12g

Quế chi 8g                      Phục linh 12g                 Trư linh 8g

Sắc uống 1 thang

Châm cứu: châm tả các huyệt đã nói trên

2.3. Viêm cầu thận Do thấp nhiệt

Hay gặp viêm cầu thận cấp do mụn nhọt gây dị nhiễm trùng

– Triệu chứng: phù toàn thân, khát nước nhiều, nước tiêu đỏ, ít da cơ bị viêm nhiễm ( sưng, nóng đỏ, đau), rêu lưỡi vàng, bụng đầy tức, khó thở, mạch hoạt sác.
Phương pháp chữa: thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, nếu phù nặng phải trục thủy.

Hoàng bá 12g                Bồ công anh 20g            Mộc thông 6g

Rễ cỏ tranh 20g             Cam thảo 4g                  Lá tre 16g

Nếu phù nặng dùng bài thuốc sau:

Đình lịch tử 10g             Đại hồi 10g                              Hắc sửu 6g

Diêm tiêu 2g                  Quế 4g

Tán bột ngày uống 4 – 8g

Hoặc bài Châu san tán cùng gia giảm

Cam toại 6g Thanh bì 10g Nguyên hoa 6g

Trần bì 6g Đại kích 6g Tân lang 6g

Mộc hương 10g. Kinh phấn 4g

Tán bột ngày uống 4 – 6g.

Châm cứu: Chấm huyệt Thủy phân, Khúc trì, Hợp cốc, Tam tiêu du, Âm lăng tuyền, Phục lưu.

Ngoài ra: Nếu đái ra máu có thể thêm bạch mao căn 20g, tiểu kế 16g, sinh địa 16g. – Huyết áp cao thêm cúc hoa 12g, mạn kinh tử 12g, câu đằng 16g, hoàng cầm 12g.

II. ĐIỀU TRỊ VIÊM CẦU THẬN THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1. Chế độ nghỉ ngơi: Nghỉ suốt thời gian biến chuyển và thêm 14 – 20 ngày sau khi bệnh đỡ. Cần được ủ ấm, kiêng lạnh, kiêng gió, không lao động thể lực quá sớm sau khi lui bệnh.

2. Chế độ ăn uống : Trong những ngày đầu, lúc nước tiểu còn ít: uống rất ít nước, kiêng muối.Giảm chất đạm và lượng calo để tránh làm mệt thận. Nên ăn cháo đường hoa quả, sữa (ít). Khi số lượng nước tiểu đã tăng có thể cho uống tùy theo lượng nước tiểu thoát ra nhưng cần phải ăn nhạt. Có thể cho ăn đậu phụ, thịt nếu u rê máu không cao là bệnh đã lui. Kiêng ăn mặn phải kéo dài 15 – 20 ngày sau khi xét nghiệm nước tiểu trở lại bình thường.

3. Thuốc Thuốc lợi tiểu (hypothiazit), nước râu ngô, dung dịch glucoza Kháng histamin tổng hợp Penicilin để loại bỏ ổ viêm nhiễm hoặc đề phòng. Nếu u rê máu cao cần dùng ngắn ngày để tránh tích lũy do thải trừ chậm. Cocticoit không dùng khi có cao huyết áp. Dùng liều vừa phải giảm xuống duy trì 10 – 15mg/24h

4. Xử lý một số thể nặng. Huyết áp cao: Cho lợi tiểu( lasix) và thuốc hạ áp
Suy tim: Digital (Strophatim, Furosemit)

Tư Vấn 24/7
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon