Viêm niệu đạo, Viêm đường tiết niệu cách ăn uống trị liệu

Viêm đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiết niệu là chỉ một loại viêm do nhiễm khuẩn E.coli. Hơn nữa, vi khuẩn còn xâm nhập vào niêm mạc niệu đạo và các tổ chức khác của niệu đạo gây nên viêm nhiễm.

Trong lâm sàng biểu hiện của loại bệnh này là viêm nhiễm đường niệu (viêm đường niệu và nhiễm trùng thận (viêm thận – bể thận)) và lây nhiễm hệ thống đường niệu (viêm bàng quang và viêm niệu đạo).

Đông y cho rằng, bệnh này là do môi trường sống bên ngoài ẩm ướt, bẩn thỉu, tà khí uế trọc xâm phạm lên Đạo bàng quang, hoặc là do bẩm phú bất túc, sinh hoạt tình dục, sinh đẻ nhiều cũng gây tổn thương thận khí; hoặc do tỳ hư mà trung khí hạ giáng, khiến cho việc tiểu tiện nhỏ giọt. Bàng quang thấp nhiệt uất kết, tạng thận khí hóa bất lợi với những triệu chứng như: Tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu buốt và đau hai bên hông. Để trị liệu loại bệnh này, ngoài việc dùng phương thuốc thanh lợi thấp nhiệt, Đông y còn tiến hành thực liệu để điều trị.

Phương pháp ăn uống trị liệu (Thực Liệu) khi bị Viêm đường tiết niệu cụ thể như sau:

viêm đường tiết niệu cách ăn uống

1. Canh đông qua, đậu xanh giảm viêm đường tiết niệu.

Thành phần: Đông qua tươi 500g, đậu xanh 50g, đường trắng một lượng thích hợp.

Cách dùng: Các nguyên liệu trên nấu thành canh để uống.

2. Canh bạch mao căn hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.

Thành phần: Bạch mao căn 150g, ngó sen 10 cái.

Cách dùng: 2 vị thuốc trên nấu thành canh uống thay trà.

Công dụng: Có thể điều trị chứng đi tiểu ra máu ở những người bệnh viêm nhiễm hệ thống đường niệu.

3. Cháo gạo, xa tiền tử tốt người bị viêm đường tiết niệu.

Thành phần: Xa tiền tử, gạo, mỗi thứ một lượng đủ dùng.

Cách dùng: Xa tiền tử nghiền nát rồi bọc trong túi vải, cùng với gạo tẻ nấu thành cháo. Khi cháo chín, lấy túi thuốc xa tiền tử, ăn cháo. Có thể ăn hằng ngày.

Ngoài ra những người bị viêm đường tiết niệu nên có thói quen sinh hoạt hợp lý hàng ngày để giảm tình trạng bệnh.

–   Uống đủ nước 2lit/1 ngày, không nên uống nhiều quá hoặc ít quá đảm bảo hoạt động của bàng quang.

–   Khi cần đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn tiểu quá lâu

–   Bổ sung vitamin C khi bị nóng trong bằng sử dụng các loại trái cây , rau củ xanh

–   Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất chống ôxi hóa

–   Dùng các loại trà thảo dược lợi tiểu

–   Bổ sung thêm dầu cá cho cơ thể để giảm các bệnh viêm nhiễm

Và thường xuyên đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, để có phường pháp điều trị viêm đường tiết niệu một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm:  điều trị đau bụng kinhđiều trị tiểu đêmthống kinh

Tư Vấn 24/7
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon