QUAN NIỆM CƠ BẢN TRONG DƯỠNG SINH CỔ ĐẠI CHỐNG LÃO HÓA

Dưỡng sinh cổ đại có nhiều quan niệm khác nhau về phòng chống lão hóa. Trong đó, nổi bật là một số quan niệm cơ bản như sau:

1. Ngoại tránh hư tà

Con người và tự nhiên là một chỉnh thể thống nhất. Quá trình biến hóa của âm dương chính là quá trình biến hóa của 4 mùa. Do đó, muốn phòng bệnh, dưỡng sinh và trường thọ ắt phải tuân theo quy luật biến hóa của 4 mùa, chú ý phòng tránh tà khí của 4 mùa xâm nhập.

2. Nội dưỡng tinh thần

Người xưa đặc biệt coi trọng việc điều dưỡng tinh thần, tình chí, đồng thời tránh kích thích tinh thần, biến động tình chí, đề xuất quan điểm dưỡng sinh: “Điềm đạm hư vô, chân khí tòng chi, tinh thần nội thủ, bệnh an tòng lai” (điềm đạm hư vô, chân khí theo đó vào, trong giữ tinh thần, bệnh sao đến được),

“Chí nhàn nhi thiểu dục, tâm an nhi bất cụ, hình lao nhi bất quyện” (nhàn nhã mà ít ham muốn, tâm an mà không lo lắng, vất vả mà không mệt mỏi),

“Thị dục bất năng lao kỳ mục, dâm tà bất năng hoặc kỳ tâm” (ham muốn không làm mờ mắt, dâm tà chẳng thể mê tâm). Tất cả đều là phương diện quan trọng trong nội dưỡng tinh thần.

3. Chú trọng chân khí

Sự biến đổi sinh lý trong quá trình sinh trưởng, phát dục của cơ thể người, chân khí được coi là yếu tố có tính quyết định. Do đó, đạo dưỡng sinh nằm ở cách nuôi dưỡng chân khí, cũng chính là điều dưỡng tinh thần. Đây là con đường đúng đắn giúp chân khí phát huy tác dụng.

Như vậy, những quan niệm dưỡng sinh thời cổ đại về phòng chống lão hóa như trên có tác dụng làm nền tảng đối với dưỡng sinh của người hiện đại.

phương pháp dưỡng sinh chống lão hóa

PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH CỦA TÔ ĐÔNG PHA

Tô Đông Pha không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn hết mực tinh thông đạo dưỡng sinh. Trong thời kỳ bất đắc chí nhất, ông cũng không hề buồn chán, bi lụy. Ngược lại, vẫn ung dung chèo thuyền hoặc lên núi cao, thỏa chí ngao du sơn thủy, thưởng ngoạn danh thắng cổ tích, giúp tăng cường thể chất và khí phách. Vì thế, tuy Tô Đông Pha một đời long đong lận đận, nếm đủ mùi đắng cay, nhưng qua tuổi 60, tinh lực vẫn hưng vượng, đôi mắt sáng ngơi, thần thái tinh anh.

Trong sinh hoạt hằng ngày, Tô Đông Pha không những thường xuyên chải tóc, xoa bóp chân để tăng cường sức khỏe mà còn duy trì thói quen uống trà, chú trọng ăn uống điều độ, lấy lạc quan, vận động là đạo dưỡng sinh.

Tô Đông Pha, tên thật là Tô Thức, tự là Tử chiên, một tư khác là Hòa Trọng, hiệu là Đông Pha cư sỹ. Ông không chỉ là nhà văn nổi tiếng mà còn am hiểu sâu sắc về đạo dưỡng sinh. Ông thường chèo thuyền hoặc leo lên núi để tăng cường thể chất, thường xuyên chải tóc, xoa bóp chân để nâng cao sức khỏe, duy trì thói quen uống trà, chú trọng ăn uống, sinh hoạt điều độ. Tô Đông Pha lấy lạc quan và vận động làm tinh thần của đạo dưỡng sinh.

Tô Đông Pha cho rằng, lá trà có tác dụng trừ bệnh về răng lợi. Trong lịch sử, thưởng thức trà là thú vui của văn nhân tạo nhã, Tô Đông Pha cũng không phải ngoại lệ. Ông không những thích uống trà mà còn có giác quan nhạy bén và cảm nhận sâu . sắc đối với trà. Trong Trà luận, ông chỉ ra: “Trừ bỏ sự nhàm chán, không thể thiếu trà”. Thời cổ đại không có bàn chải và kem đánh răng, ông đề xuất sau khi ăn nên súc miệng bằng nước trà như sau: “Mỗi khi ăn xong, nhấp trà đặc giúp loại trừ phiền não, không ảnh hưởng đến tỳ vị, loại bỏ phần thức ăn bám trên răng, trừ được chứng viêm lợi, làm chắc răng”.

Xoa bóp chân tăng cường sức khỏe: Ngoài việc ưa dùng trà, Tô Đông Pha có hình thành thói quen xoa bóp chân để tăng cường sức khỏe. Vào mỗi sáng sớm, ông khoanh chân ngồi trên giường, 2 mắt nhắm lại, dùng tay xoa bóp bàn chân và các ngón chân. Phương pháp này có tác dụng điều trị các bệnh như: Thiếu máuviêm khớpbệnh tiểu đường, đau lưng.

Ăn uống điều độ: Tô Đông Pha đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt đối với chế độ ăn uống của bản thân, ông quy định như sau: “Từ nay về sau, không quá 1 chén 1 miếng thịt” (mỗi bữa không dùng quá 1 chén rượu, 1 miếng thịt). Đây thực sự là đạo dưỡng sinh trong “ăn uống điều độ”.

Tóm lại, nhờ có đạo dưỡng sinh đúng đắn, chú ý rèn luyện thân thể, tâm hồn luôn luôn bao dung, cởi mở lạc quan, Tô Đông Pha mới có được tinh lực dồi dào, trở thành đại văn hào.

Xem thêm: phương pháp dưỡng sinh của Tôn Tư MạoPhương pháp dưỡng sinh của Lão TửPhương pháp dưỡng sinh của Lục Du

Tư Vấn 24/7
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon