Cây hẹ là một loài thực vật thân thảo, có khả năng sống lâu năm, mọc trên nền đất. Trong tự nhiên, hẹ có thể mọc cao từ 20 – 40cm. Cây hẹ thuộc nhóm cây rễ chùm. Thân cũng như lá cây hẹ có màu xanh lục, ra hoa có màu trắng. là một mẫu rau dùng để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng. Không chỉ vậy, theo Đông y, hẹ còn là vị thuốc, một loại dược liệu có khả năng chữa trị rất nhiều chứng bệnh như đau nhức lưng, cảm mạo, táo bón, nhiễm trùng ngoài da, nhiễm giun. . Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của lá hẹ và cách áp dụng để chữa táo bón bằng lá hẹ trong dân gian cho trẻ giúp mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lé hẹ chữa táo bón
Chữa táo bón bằng lá hẹ cho trẻ có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả tích cực nếu được áp dụng đúng cách. Thành phần chất xơ dồi dào trong lá hẹ khi được bổ sung vào cơ thể sẽ kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ nước tại đường ruột giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân, từ đó việc đi tiêu sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Dùng lá hẹ chữa bệnh táo bón là mẹo dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng rộng rãi.
Dùng lá hẹ chữa táo bón trong dân gian
Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, sau khi đi vào cơ thể thì thành phần dược tính trong lá hẹ sẽ có công dụng tiêu diệt các loại tác nhân gây hại tại đường ruột (như nấm, vi khuẩn,…), giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, hẹ còn được biết đến là thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, đây là thành phần dưỡng chất thiết yếu đối với hệ tiêu hóa giúp loại bỏ chứng táo bón một cách hiệu quả.
Lá Hẹ trong Y học cổ truyền
Theo Đông y, hẹ có vị cay và ngọt, tính ấm, không độc. Cây hẹ được quy vào một số kinh sách sau: Bản thảo thập di, Kinh Can;Kinh Vị;Kinh Thận.
Cây hẹ trong y học cổ truyền
Theo Đông y, hẹ là một vị thuốc có một số tác dụng:
Giải độc, Tán ứ, Giảm ngứa, bớt đau nhức, tức bụng, Bổ thận, Tráng dương, chữamộng tinh, trị di tinh, Cải thiện lưng gối yếu mềm, khiến cho lành các vết thương, trị táo bón, trị cảm mạo.
Chữa táo bón cho trẻ bằng nước ép lá hẹ tươi
Dùng lá hẹ chữa táo bón cho trẻ em có nguồn gốc từ xa xưa và được lưu truyền cho đến ngày nay thông qua hình thức truyền miệng. Thành phần chất xơ dồi dào trong lá hẹ sẽ có công dụng nhuận tràng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Uống nước ép lá hẹ tươi chữa táo bón
Cho trẻ uống nước lá hẹ tươi là phương pháp đơn giản nhất giúp cải thiện chứng táo bón ở trẻ nhỏ. Uống nước lá hẹ sẽ bổ sung hàm lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, kích thích nhu động ruột và đẩy lùi chứng táo bón. Mẹ có thể áp dụng cách này để cải thiện chứng táo bón cho trẻ theo hướng dẫn dưới đây:
– Cách thực hiện:
Lấy vài lá hẹ tươi đem đi rửa sạch với nước để loại bỏ hết bụi bẩn, sau đó cho vào nước muối loãng ngâm 15 phút để sát khuẩn.
Vớt lá hẹ ra rửa sạch với nước một lần nữa, sau đó cho vào cối giã này và vắt lấy nước. Hòa nước cốt lá hẹ tươi với 100ml nước ấm và cho bé uống hết.
Cho bé uống nước ép lá hẹ 1 lần/ngày, áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Cho bé uống nước ép là hẹ mỗi ngày giúp đẩy lùi triệu chứng táo bón
Ngâm hậu môn bằng nước lá hẹ chữa táo bón
Bên cạnh việc uống nước lá hẹ tươi mẹ có thể kết hợp ngâm hậu môn cho trẻ giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Ngâm nước lá hẹ sẽ có tác dụng làm giãn nở cơ vòng hậu môn, làm mềm phân và giúp quá trình đẩy phân diễn ra dễ dàng hơn. Khi cho bé ngâm hậu môn trị táo bón, mẹ cần chú ý đến nhiệt độ của nước để tránh gây bỏng da trẻ.
Dùng là hẹ chữa táo bón trong dân gian
– Cách thực hiện:
Lấy 1 nắm lá hẹ tươi còn nguyên gốc đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hết đất cát bám quanh.
Tiếp đó cho lá hẹ vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước trên lửa lớn. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp.
Đổ nước ra chậu đợi cho nguội bớt, sau đó cho bé dùng để ngâm hậu môn. Khi nước nguội hoàn toàn thì mẹ dùng nước này để rửa hậu môn cho trẻ
Bài thuốc từ Hạt cây hẹ chữa táo bón
Ngoài lá hẹ thì hạt hẹ cũng là dược liệu có khả năng điều trị chứng táo bón rất tốt. Thành phần flavonoid, chất xơ và nhiều hoạt chất khác trong hạt hẹ khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng nhuận tràng và kích thích tiêu hóa. Bạn có thể tận dụng hạt hẹ trị chứng táo bón cho trẻ theo hướng dẫn dưới đây:
Bài thuốc từ hạt hẹ chữa táo bón trong dân gian
– Cách thực hiện:
Hạt hẹ sau khi mua về đem rửa sạch và để cho ráo nước. Rang vàng toàn bộ số hạt hẹ trên rồi tán thành bột mịn, sau đó cho bột hạt hẹ vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần.
Mỗi ngày mẹ lấy khoảng 5 gram bột hạt hẹ pha với 1 cốc nước ấm và cho bé uống. Thực hiện cách này 3 lần/tuần, sử dụng liên tục trong 10 ngày sẽ thấy triệu chứng táo bón giảm hẳn.
Một số lưu ý khi dùng lá hẹ chữa táo bón
Hiệu quả mang lại của phương pháp trị táo bón bằng lá hẹ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, khả năng hấp thu của cơ thể, thói quen dinh dưỡng hàng ngày,… Để quá trình chữa táo bón cho trẻ bằng phương pháp này có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ không mong muốn thì mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
Dùng lá hẹ chỉ có thể cải thiện triệu chứng táo bón một cách tạm thời giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn. Trường hợp bé bị táo bón nặng hoặc táo bón do bệnh lý gây ra thì tốt nhất mẹ nên đưa bé đi điều trị chuyên khoa.
Dùng lá hẹ trị táo bón rất an toàn đối với sức khỏe do thành phần dược tính trong chúng khá thấp, cũng vì thế mà hiệu quả mà hiệu quả mang lại rất chậm. Vì thế mẹ cần kiên trì cho bé sử dụng trong thời gian dài.
Lưu ý dùng lá hẹ chữa táo bón
Không dùng lá hẹ trị táo bón cho trẻ nếu trẻ bị dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính có trong cây hẹ. Trước khi dùng lá hẹ chữa táo bón cho trẻ mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia về cách dùng và liều lượng phù hợp với cơ địa và độ tuổi của trẻ.
Trong quá trình sử dụng hẹ điều trị chứng táo bón cho trẻ thì mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm kiêng kỵ với lá hẹ như bí đỏ, mật ong, rượu trắng, sữa chua, thịt dê,…
Không dùng lá hẹ trị táo bón cho những trẻ bị nóng trong, vào những ngày nắng nóng mẹ cũng nên hạn chế áp dụng phương pháp này để trị táo bón cho trẻ.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt của trẻ theo hướng tích cực. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả mang lại và đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
——————————————
Bạn nên tham khảo thêm:
——————————————