Cách chữa đái dầm cho trẻ 12 tuổi từ gốc bệnh

Nhiều người thắc mắc về nguyên nhân khiến trẻ 12 tuổi thường xuyên đái dầm? Cách trị đái dầm cho trẻ 12 tuổi là gì? Bởi đối với trẻ 12 tuổi, đái dầm không còn là hiện tượng sinh lý bình thường mà còn có thể tiềm ẩn bệnh lý. Vậy cụ thể như thế nào, hãy cùng Dược Phẩm PQA tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

Một số nguyên nhân gây chứng đái dầm ở trẻ 12 tuổi

Trước khi tìm hiểu cách chữa đái dầm cho trẻ 12 tuổi, cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh lý này để có phương pháp phù hợp.

Đái dầm là tình trạng tiểu không kiểm soát khi ngủ, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi vì lúc này các cơ quan trong cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn toàn và các các liên kết giữa não và bàng quang chưa được hình thành đầy đủ.

chữa đái dầm cho trẻ 12 tuổi

Nguyên nhân gây ra tình trạng đái dầm ở trẻ em 12 tuổi

Khi trẻ lớn dần lên các kết nối giữa não và bàng quang đã phát triển nên trẻ có thể tự kiểm soát việc đi tiểu, nhờ đó đái dầm sẽ dần tự khỏi. Khi trẻ 12 tuổi mà vẫn chưa tự chủ được hoạt động tiểu tiện thì có thể do một trong những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân sinh lý

Cơ thể không sản xuất đủ hormone vasopressin chống lợi tiểu: lượng hormone này không đủ khiến việc kiểm soát tiểu tiện trở nên khó khăn, từ đó khiến trẻ bị đái dầm.

Giấc ngủ sâu: Ngủ quá sâu không tỉnh dậy được khi bàng quang căng đầy nước tiểu, các tín hiệu không được gửi lên bộ não khiến não không cảm nhận được dấu hiệu buồn tiểu, bàng quang bị rối loạn, mất kiểm soát và dẫn đến đái dầm.

Bàng quang kích thước nhỏ: Không giữ được nhiều nước tiểu khiến trẻ nhanh buồn tiểu vào khó kiểm soát hoạt động tiểu tiện

Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang, tiểu đường, bệnh lý ở hệ thần kinh, bệnh ở tuyến tiền liệt ở bé trai, bệnh phụ khoa ở bé gái,… là một trong những nguyên nhân gây ra đái dầm ở trẻ 12 tuổi.

  • Tâm lý căng thẳng

Tâm lý mà một trong những nguyên nhân làm cho trẻ đái dầm. Khi gặp áp lực, lo lắng, căng thẳng, bàng quang sẽ tự động co giãn, mất kiểm soát, dẫn đến đái dầm. 

  • Cơ bàng quang suy yếu, rối loạn

Khi trẻ 12 tuổi mà vẫn đái dầm thì có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể tiềm ẩn bệnh lý. Bởi lúc này, các cơ quan của bé đã phát triển toàn diện và đảm bảo đủ chức năng. Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đái dầm là do cơ bàng quang suy yếu, rối loạn. Thông thường, khi nước tiểu từ thận xuống bàng quang đầy sẽ gửi tín hiệu đến não bộ để đóng cơ vòng bàng quang và khiến chúng ta có cảm giác mắc tiểu. Nhưng ở những trẻ cơ bàng quang suy yếu, rối loạn, cảm giác mắc tiểu đến không đúng lúc hoặc thậm chí không có cảm giác mắc tiểu, dẫn đến đái dầm.

Phương pháp ngăn chặn tình trạng đái dầm ở trẻ 12 tuổi

Những giải pháp này giúp ngăn chặn tình trạng đái dầm ở trẻ 12 tuổi, giúp không làm trầm trọng thêm tình trạng của bênh. Giúp trẻ có tâm lý thoải mái hơn để dùng kết hợp với phương pháp điều trị khác

chữa đái dầm cho trẻ 12 tuổi

Phương pháp áp dụng tại nhà giảm đái dầm ở trẻ em 12 tuổi

Chăm sóc tại nhà

Nếu trẻ 12 tuổi bị đái dầm do nguyên nhân sinh lý hoặc do chế độ ăn uống thì cha mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần áp dụng một vài cách sau:

  • Hạn chế cho trẻ uống nước trước khi ngủ, đảm bảo đủ nước vào ban ngày;
  • Không cho trẻ uống cafe, trà, đồ uống có gas, nước ngọt;
  • Sử dụng chuông báo đái dầm;
  • Tập cho trẻ thói quen đi tiểu đúng giờ, không nhịn tiểu.

Tác động tâm lý

Trẻ em 12 tuổi là đối tượng dễ bị tác động tâm lý dù là tốt hay xấu. Do đó, hãy sử dụng các biện pháp tâm lý tốt khi trẻ bị đái dầm, điển hình như:

  • Cha mẹ tìm cách thư giãn cho trẻ, không mắng mỏ khi trẻ bị đái dầm;
  • Động viên tinh thần, khen ngợi trẻ khi tình trạng đái dầm đã cải thiện nhưng cũng không phạt trẻ khi đái dầm không cải thiện;
  • Trò chuyện cùng trẻ để giải tỏa tinh thần và cùng tìm ra giải pháp.

Giải pháp điều trị bệnh đái dầm ở trẻ em 12 tuổi.

Sử dụng thuốc Tây điều trị đái dầm ở trẻ 12 tuổi

Các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà kê thuốc trị đái dầm phù hợp cho trẻ. Ví dụ nếu trẻ bị đái dầm do viêm đường tiết niệu thì thuốc thường dùng là thuốc kháng sinh, kháng virus, thuốc giảm đau,… Điển hình là thuốc  Augmentin, Cefdinir, Trimethoprim,….

chữa đái dầm cho trẻ 12 tuổi

Điều trị đái dầm cho trẻ em 12 tuổi

Trường hợp đái dầm do kém sản xuất hormone chống lợi niệu thì thuốc  Desmopressin sẽ được kê cho trẻ. Thuốc này là dẫn chất tổng hợp có cấu trúc hóa học tương tự như vasopressin, có tác dụng kháng lợi niệu. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê một số thuốc có tác dụng tăng thể tích của bàng quang như thuốc Oxybutynin.

Sử dụng YHCT chữa đài dầm ở trẻ em 12 tuổi

Triệu chứng khác gây ra tình trạng đái dầm ở trẻ em 12 tuổi

  • Bệnh nhân khi ngủ thường đái dầm tự nhiên với trẻ nhỏ thì có thể ngủ say sáng hôm sau dậy mới biết, có những trẻ thì biết luôn do thấy ướt rồi tỉnh, hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Với trẻ 12 tuổi thì thường có hiện tượng mơ ngủ là đang đi vệ sinh ở một nơi nào đó thì giật mình tỉnh dậy lúc đó thì đã bị ướt.
  • Hoặc có những trường hợp ngủ say, li bì không biết sáng hôm sau dậy thì mới thấy ướt..

Giải pháp điều trị đái dầm ở trẻ em 12 tuổi từ gốc

– Theo y học cổ truyền thì đái dầm thuộc chứng di niệu, nguyên nhân là do thận hư không chủ được thủy, tiền âm, hậu âm đóng mở thất điều, tâm hư không tàng được thần mà gây ra bệnh. Pháp điều trị phải bổ thận cố tinh, sáp niệu.
– Xử lý bệnh Đái Dầm, Tiểu Đêm là PHẢI XỬ LÝ VÀO GỐC BỆNH, tức là phải giúp người bệnh cân bằng chức năng của 3 tạng TỲ, PHẾ, THẬN.

điều trị đái dầm cho trẻ 12 tuổi

PQA ôn thận hỗ trợ trị đái dầm ở trẻ 12 tuổi

Từ pháp trị trên Dược Phẩm PQA đã nghiên cứu Bài Lục vị hoàn gia ô dược, Ích trí nhân, Ngưu tất, phá cổ chi, Tang phiêu tiêu trong sách bài giảng y học cổ truyền. Với thành phần: Thục địa, hoài sơn, Sơn thù, trạch tả, mẫu đơn bì, phục linh, ô dược. Để sản xuất ra sản phẩm PQA ôn thận.

Để trị đái dầm ở trẻ 12 tuổi bạn cần chú trọng bổ thận dương. Thận muốn khỏe phải bổ thêm tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả tỳ thận, cùng một lúc vừa ôn dương lại vừa cố sáp. Do vậy bệnh nhân cần sử dụng kèm sản phẩm PQA Bát Tiên Trường Thọ sản phẩm duy nhất trên thị trường giúp bồi bổ thận dương hư và PQA Kiện tỳ giúp bồi bổ tỳ, dưỡng thận đây là giải pháp toàn vẹn cho các bệnh về nội tiết.

Ngoài ra bạn cũng cần 1 chế độ sinh hoạt hợp lý giúp cải thiện tình trạng đái dầm ở trẻ

Chế độ ăn uống hợp lý

– Cha mẹ nên xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế thực phẩm kích thích bàng quang như cam, chanh,…

– Không nên cho con uống nhiều nước ngọt, đồ uống có ga vì chúng làm kích thích bàng quang, gây tiểu nhiều lần. 

Có thể áp dụng 1 số phương pháp tại nhà như:

Và dưới đây là một số các chữa đái dầm đơn giản theo hướng dẫn:

– Củ khoai mài sao thơm 80g, ô dược 60g, ích trí nhân 60g; ba vị sấy giòn, tán bột mịn, luyện với hồ vo thành viên bằng hạt bắp, sấy khô, bảo quản nơi khô ráo. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 – 12g, lúc đói bụng; trẻ em tuỳ tuổi giảm liều 1/3 hoặc 1/2.

– Bong bóng heo 1 cái, mổ ra, rửa sạch, cho các vị thuốc ích trí nhân 12g và ngũ vị tử 12g vào bọc lại; nấu chung với gạo nếp cho chín nhừ, vớt bỏ xác thuốc, ăn cả cái lẫn nước một lần vào buổi chiều; ăn liên tục 5 – 7 ngày.

– Bong bóng cá (cá đường càng tốt) 10g, đậu đen 100g, gạo nếp 50g; rửa sạch bong bóng cá, xắt nhỏ, ướp gia vị vừa ăn, đem xào cho chín tới; ninh gạo nếp, đậu đen thành cháo, khi cháo chín thì cho bong bóng cá vào khuấy đều; chia 2 lần ăn trong ngày, ăn nóng lúc bụng đói; ăn liên tục 5 – 7 ngày.

– Gan gà 2 bộ, nhục quế tán bột 2 muỗng cà phê; rửa sạch gan gà, khía trên mặt gan những đường cắt vuông, ướp với bột quế cho đều, đem chưng cách thủy, cho người bệnh ăn nóng trước khi đi ngủ; ăn liên tục 3 – 5 ngày.

– Tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm 12g, hạt tơ hồng 10g, ích trí nhân 10g, hạt sen 12g, phá cố chỉ 12g; sắc uống ngày 1 thang.

Quả óc chó và nho khô.

Óc chó và nho khô chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Óc chó có công dụng giúp ngủ ngon, giảm căng thẳng. Cha mẹ cho trẻ ăn 1 muỗng cà phê hạt nho khô và 2 muỗng cà phê hạt óc chó như một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ giúp bé ngủ ngon hơn, cải thiện tình trạng đái dầm, đi tiểu đêm.

Bài tập bàng quang

– Bàng quang chậm phát triển là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đái dầm. Để khắc phục tình trạng này, thử cho bé tập một vài bài tập tăng cường cơ bắp đường tiết niệu để ngăn ngừa co thắt bàng quang.

– Khi bé muốn đi tiểu, nên khuyến khích bé không nên đi tiểu ngay mà hãy giữ từ 10 – 20 phút. Việc này sẽ giúp mở rộng và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

– Ngoài ra, cũng có thể áp dụng bài tập sau để tăng cường cơ xương chậu cho bé: Kẹp chặt một quả bóng nhỏ (kích thước khoảng một nắm tay) giữa hai đùi (phần trên đầu gối).

– Ban ngày uống nhiều nước để bàng quang vận động và mở rộng.

– Tập những bài tập này ít nhất hai lần một ngày để tăng cường cơ xương chậu, cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang

————————————-

Tham khảo thêm:

————————————–

Bài viết bởi pqadongygiatruyen.com chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chuẩn đoán và điều trị bệnh

Tác giả: Trần Thu Hiền

Hotline: 0912.760.377

Công ty cổ phần dược phẩm PQA

Địa chỉ: Thửa 99, Xã Tân Thành, Huyện Vụ Bản, TP Nam Định

Công ty dược phẩm PQA được thành lập năm 2011 bởi Dược sĩ Vũ Thị Phương. Với nỗ lực khát khao trong công cuộc chữa bệnh cứu người.

Bằng nghiên cứu sáng tạo, công thức khác biệt, tạo ra sản phẩm hữu hiệu hỗ trợ điều trị bệnh parkinson bằng đông y, bệnh tiểu đêm nhiều lần, bệnh huyết áp thấp, bệnh mất ngủ, bệnh chữa chảy máu cam, bệnh đau thần kinh tọa, chữa bệnh đau dạ dày, bệnh hen phế quả, bệnh táo bón… Dược phẩm PQA tạo ra vô vàn các kì tích trong việc chữa bệnh cứu người được nhiều bệnh nhân trên khắp cả nước biết đến.

Tư Vấn 24/7
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon